Chi tiết tin tức

Lịch sử hình tượng Đức Phật Di-lặc

20:44:00 - 27/10/2019
(PGNĐ) -  Đức Phật Di-lặc có hình tượng rất đặc biệt, không giống với những vị Phật và Bồ-tát khác. Khi nhìn đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, đức Phổ Hiền, đức Văn Thù… chúng ta khó lòng phân biệt mà luôn có sự nhầm lẫn giữa các ngài, thế nhưng đức Di-lặc thì hầu hết ai cũng nhận ra.

Theo sử sách ghi lại, tên tiếng Phạn của Ngài là Maitreya, dịch âm là Di-lặc, dịch nghĩa là Từ Thị. Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỷ, xả của Ngài. Theo kinh Di-Lặc Hạ Sinh, Ngài vốn là người Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và đã viên tịch trước Phật. Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu-suất. Sau bốn ngàn năm, Ngài sẽ sinh trở lại thế giới Ta-bà của chúng ta, rồi thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, hiệu là Di-lặc. Bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu-suất, nếu tính theo năm của thế gian thì phải tới 57.060.000.000 năm nữa đức Phật Di-lặc mới ra đời.

Ngài sống rất tự tại, áo thì vá, đi tới đâu ai cho thì ăn, ai chửi thì Ngài cho vậy là tốt, ai đánh thì Ngài nằm ngủ khì, ai nhổ nước miếng lên mặt thì Ngài mặc kệ cứ để cho nó tự khô, khỏi phải mất công chùi.

Hình tượng của Ngài được dựa theo một truyền thuyết ở bên Trung Quốc. Thời Ngũ Đại (907-960), có một vị sư mập, mặc áo để hở bụng, gương mặt rất vui, trên vai đeo một cái túi vải. Đi đến đâu Ngài cũng xin, người ta cho cái gì thì bỏ vào túi vải. Sau đó, khi gặp những đứa trẻ, Ngài cho tụi nó hết. Cho nên, con nít rất thích, cứ bu quanh chơi với Ngài. Người ta gọi ngài là “Bố Đại Hòa Thượng”. “Bố đại” nghĩa là cái túi vải, “Bố Đại Hòa Thượng” nghĩa là vị Hòa thượng đeo cái túi vải. Vì chỉ chơi với con nít, một số người lớn thấy vậy không ưa Ngài, có người mắng chửi, thậm chí còn nhổ nước miếng lên mặt Ngài. Nhưng Ngài vẫn bình thản, vui cười. Hình như lúc nào Ngài cũng nở nụ cười ở trên môi. Dù thân tướng mập mạp nhưng Ngài luôn tự tại. Ngài có làm một bài kệ:

Lão hèn mặc áo vá,

Cơm hẩm đủ no lòng.

Áo vá qua cơn lạnh,

Vạn sự chỉ tùy duyên.

Có người mắng lão hèn,

Lão hèn cho là hay.

Có người đánh lão hèn,

Lão hèn ngủ quên mất.

Phun nước miếng lên mặt,

Cứ để cho nó khô.

Ta cũng đỡ sức lực,

Anh cũng khỏi giận hờn.

Kiểu ba-la-mật ấy,

Như là báu thêm màu.

Nếu biết được như thế,

Lo gì đạo chẳng thành.

Ngài sống rất tự tại, áo thì vá, đi tới đâu ai cho thì ăn, ai chửi thì Ngài cho vậy là tốt, ai đánh thì Ngài nằm ngủ khì, ai nhổ nước miếng lên mặt thì Ngài mặc kệ cứ để cho nó tự khô, khỏi phải mất công chùi. Khi nhập diệt, Ngài để lại một bài kệ:

Di-lặc chân Di-lặc,

Phân thân thiên bá ức,

Thời thời thị thời nhân,

Thời nhân tự bất thức.

Có nghĩa là:

Di-lặc thật Di-lặc,

Phân thân ngàn vạn ức,

Luôn luôn hiện vì đời,

Người đời tự chẳng biết.

Nhờ bài kệ này, người ta mới biết Ngài là đức Phật Di-lặc hóa sinh. Cho nên, từ đó, người ta lấy hình tượng bụng phệ, tai to, mặt lớn, miệng lúc nào cũng cười, thần thái lúc nào cũng tự tại, an vui của Bố Đại Hòa Thượng làm hình tượng của đức Phật Di-lặc.

Đức Phật Di-lặc có hình tượng rất đặc biệt, không giống với những vị Phật và Bồ-tát khác. Khi nhìn đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, đức Phổ Hiền, đức Văn Thù… chúng ta khó lòng phân biệt mà luôn có sự nhầm lẫn giữa các ngài, thế nhưng đức Di-lặc thì hầu hết ai cũng nhận ra.

Đức Phật Di-lặc có hình tượng rất đặc biệt, không giống với những vị Phật và Bồ-tát khác. Khi nhìn đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí, đức Phổ Hiền, đức Văn Thù… chúng ta khó lòng phân biệt mà luôn có sự nhầm lẫn giữa các ngài, thế nhưng đức Di-lặc thì hầu hết ai cũng nhận ra.

Qua một thời gian, người trong nhân gian đã nhận lầm hay đồng hóa đức Di-lặc với thần tài nên trong khi tạo hình Ngài qua các bức hình vẽ hay tạc tượng, người ta thường cho thêm thỏi vàng ở trên tay của Ngài. Ở nhà, ở quán, ở tiệm… chỗ nào người ta cũng thích trưng hình tượng đức Phật Di-lặc có thỏi vàng trên tay. Chắc có lẽ nhiều người thấy đức Phật Di-lặc có nụ cười vui tươi – tượng trưng cho an vui, thân tướng tự tại – tượng trưng cho hạnh phúc; bên cạnh đó, thỏi vàng trên tay Ngài chỉ để biểu tượng cho sự giàu có; nên mới dẫn đến sự hiểu nhầm như vậy. Mặc dù, hình tượng này sẽ làm giảm mất tính cao quý của đức Phật, vì Ngài là người không còn tham đắm một thứ gì - đây chỉ là quan niệm của dân gian. Tuy nhiên, điểm hay chính là hình tượng của đức Di-lặc được phổ biến rộng rãi trong quần chúng chứ không gói gọn, giới hạn trong khuôn viên chùa chiền.

Trích trong sách: Nụ cười Di lặc

 

Thượng tọa Thích Chân Tính

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin