-
Ngôn ngữ Pāli gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam Á, điển hình như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Vào thời kỳ đầu xây dựng đất nước, tại các quốc gia này, các tu viện Phật giáo đã trở thành các trung tâm văn hóa và học thuật.
-
DẪN NHẬPNgôn ngữ là phương tiện kết nối, giúp truyền tải những thông điệp của người nói đến người nghe. Dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, vị trí nào thì ngôn ngữ vẫn được xem là yếu tố chính yếu để vận hành mọi hoạt động. Giáo lý của Đạo Phật cũng vậy, nhờ những ngôn ngữ truyền tải mà hình thành nên một hệ thống giáo pháp vô cùng sâu mầu. Đức Thế Tôn đã đưa ra những triết lý tu tập, trải nghiệm đời sống, thực hành giáo nghĩa bằng những ngôn ngữ đương thời để hướng dẫn Đoàn thể Tăng già và ...
-
Chúa Trịnh Tùng là người có công lớn trong buổi đầu nhà Lê Trung Hưng. Sau khi bình định thành Thăng Long và đưa vua Lê trở về Đông Đô, chúa Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, trên thực tế phủ chúa trở thành thế lực có uy quyền nhất triều đình nhà Lê. Do trải qua nhiều năm chiến tranh, nhân dân rất cần một sự an ủi về mặt tâm hồn, Phật giáo vì thế được triều đình kính trọng. Các ngôi chùa được tu bổ, xây mới, đất ruộng của nhà chùa được bảo vệ, chư Tăng, Ni được bảo đảm tu tập và hoằng ...
-
Hiệp tá Đại học sĩ Ưng Bàng (1881-1953) là danh nhân tiêu biểu của Huế vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Với tinh thần hăng say hoạt động Phật sự, hết lòng hy sinh cho đạo pháp, cụ Ưng Bàng không chỉ cống hiến nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là một trong những người tiên phong tham gia sáng lập Phật học hội và đặc biệt sau này đảm nhận chức vụ Chánh Hội trưởng. Thông qua việc trích dẫn lại các tư liệu đương thời, bài viết cho thấy ông Ưng Bàng đã chung tay ...
-
Phật giáo khi đến Trung Quốc cũng đã trải qua những giai đoạn như vậy, thông qua tác phẩm Hộ Pháp luận của Thừa tướng Trương Thương Anh chúng ta phân tích những luận điểm đả phá của ngoại đạo, đồng thời cũng thấy được sự thực là trong giai đoạn Phật giáo bị đả kích, bài báng nặng nề nhất, cũng là lúc xuất hiện những vị hộ pháp hết mình hộ trì để Phật giáo đứng vững và phát triển.
-
Phần lớn Tam tạng xuất phát từ Lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, về mặt lịch sử thì kinh điển và giáo lý của Phật giáo thời bấy giờ không được ghi chép trong sách vở, do trí nhớ không chính xác hoặc cũng có thể có lúc – có khi cách hiểu của các đệ tử, nên truyền khẩu có thể sai lệch. Hơn nữa, cũng không loại trừ có thể có trường hợp một số đệ tử khi giải thích đã tự ý biện giải, ghi lại theo quan điểm riêng.Ngày nay, ở góc độ học thuật có thể cần phải trao đổi để làm rõ những sự hiểu lầm về kinh ...
-
Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, Cư sĩ Đoàn Trung Còn còn để tâm truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
-
Sự thực đạo Phật ra đời, vì hạnh phúc cho nhân sinh “đạo Phật đến để mà thấy, thiết thực hiện tại, vượt mọi không gian và thời gian”. Cũng chính vì vậy, trong quá trình phát triển đạo Phật cũng như các quy luật, hiện tượng xã hội trong tư cách là một tôn giáo sẽ được hiểu đạo Phật là đạo của thế gian, dù thời gian, không gian có thay đổi, con người, xã hội có đổi thay phát triển thế nào đi nữa thì chân lý nhiệm màu của đức Phật vẫn tồn tại ở thế gian. Nói cách khác, để phù hợp với mỗi thời đại, ...
-
Đứa trẻ là hình ảnh được triết gia người Đức Friedrich Wilhelm Nietzsche (F.Nietzsche) xây dựng trong tiểu thuyết triết học Zarathustra đã nói như thế (Thus spoke Zarathustra). Tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Đức đầu tiên từ 1883 – 1885, tác phẩm nhanh chóng được đón nhận và nghiên cứu. Trong đó, đứa trẻ là một trong những hình ảnh được phân tích từ nhiều góc độ: tôn giáo, triết học, tâm lý … Nội dung bài viết chỉ ra ý nghĩa đứa trẻ theo góc nhìn của Phật giáo.
-
Phật giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quốc gia dân tộc ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan… mà còn tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của các quốc gia này, trong đó có Singapore.
-
Đại Thừa Đăng, ông chẳng những là người có khả năng làm ra văn học Phật giáo bằng chữ Sanskrit mà còn chú giải cả luận văn Sanskrit: Abhidharmakosa (luận Câu-xá) bằng chính chữ Sanskrit nữa. Những đóng góp lớn lao của Đại Thừa Đăng đã để lại dấu ấn vàng son trong trang sử Việt, tạo nên một truyền thống Phật học đáng tự hào cho đương thời và cả về sau nữa.
-
Là tôn giáo xuất phát từ Ấn Độ, nên khi truyền bá đến khu vực Đông Nam Á, Phật giáo đã theo chân các nhà sư người Ấn và người Trung Á đến vùng đất mới mẻ này. Miền Bắc nước ta (lúc bấy giờ là Giao Châu trong hệ thống hành chính của nhà Đông Hán) là nơi có nhiều sự tiếp biến văn hóa diễn ra giữa văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, trong đó Phật giáo đã được các tăng nhân người Ấn và người Trung Á xiển dương. Họ có tên tuổi và được người đương thời quý trọng nhưng không được sử sách ghi chép ...
-
Triều đại nhà Trần được coi là thời đại hưng thịnh, các chính sách trị nước an dân, văn hóa, xã hội, kinh tế, đời sống, văn chương đều có sự phát triển. Trong đó, Phật giáo có những yếu tố phát triển khá đặc biệt, trong giai đoạn này đã hình thành khái niệm đạo Phật mang bản sắc văn hóa dân tộc.
-
Với tinh thần bao dung, cởi mở chan hoà và ứng xử chân chất của các thiền sư trong dòng kệ truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã đi sâu vào trong tâm thức của người dân Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành khác ở miền Trung.
-
Đối với Phật giáo, bởi vì là một tôn giáo lâu đời, là tôn giáo truyền thống của người dân Việt Nam, Phật giáo đã đi sâu vào tâm trí của những người dân Việt, vì vậy nhà Nguyễn đã không có những sự áp đặt khắt khe như Thiên Chúa giáo, nhưng vẫn đưa ra một số chính sách nhằm hạn chế sự phát triển Phật giáo.
-
Tác giả qua đề tài “Bồ-tát hạnh trong phẩm Gaṇḍa-vyūha (Phẩm Nhập pháp giới) của kinh Hoa Nghiêm”đã làm rõ hành trình cầu đạo Bồ-tát của Thiện Tài, để thấy được năng lực và cảnh giới của các vị Bồ-tát trong phẩm này rất trang nghiêm, thù thắng, bất khả tư nghì. Bên cạnh đó, hạnh nguyện của các ngài thật rộng lớn, phong phú và đa dạng. Các nhà nghiên cứu cho rằng Bồ-tát hạnh đến thời kỳ kinh Hoa Nghiêm phát triển mạnh và hoàn thiện nhất. Đây cũng chính tư tưởng chủ đạo của Bồ-tát hạnh trong Phật ...
|
|