Danh sách tin tức
  • Như lời cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã nói: “Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều nhánh lá. Phần gốc là Căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu thừa Phật giáo và phần ngọn cây là Đại thừa Phật giáo.” “Cả ba phần Căn bản, Tiểu thừa, Đại thừa có hợp lại, có biểu lí và bổ sung cho nhau thì mới là cái cây Phật giáo hoàn toàn.”
  • Thiền sư Hương Hải đã để lại cho đời tác phẩm vô cùng nổi tiếng, đã truyền tải một giá trị lịch sử văn học Phật giáo vô cùng tinh tế, được thể hiện rõ qua bài kệ “Nhạn Quá Trường Không”. Có thể nói khi tác phẩm này thể nhập vào đời sống thực tiễn, nó đã trở thành một bài pháp không lời, một bản Ngữ Lục mà đến ngày nay luôn mang âm hưởng đó, vẫn còn in dấu ấn lớn trong tâm khảm của mọi người dân tộc Việt Nam vậy.
  • Có thể thấy, tư tưởng nhân bản của đạo Phật được xem là điểm khác biệt nổi bật giữa các tôn giáo cũng như những nền tư tưởng triết học khác, một hệ tư tưởng luôn đề cao con người và đặt niềm tin vào con người, có thể đạt đến sự thánh thiện, an lạc tuyệt đối ngay trong hiện đời này.
  • Vương quốc Campuchia, là một trong những quốc gia được hình thành lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Á, đã có truyền thống gần hai ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, là quốc gia từng có những trang sử huy hoàng và nền văn hóa rực rỡ. Đây là một quốc gia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới phía Tây và Tây Bắc giáp với Thái Lan, Đông và Đông Nam giáp với Việt Nam, Bắc giáp với Lào, và phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan. Toàn lãnh thổ được bao bọc bởi diện ...
  • Khác với các quốc gia Phương Tây, kể từ khi lập quốc, tư tưởng tôn dân đã được xem như là một đặc trưng điển hình của các quốc gia Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” không chỉ đã trở thành nội dung, mục tiêu chủ yếu mà còn là cơ sở, là căn cứ để hình thành và triển khai đường lối cai trị, quản lý xã hội của các triều đại phong kiến Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
  • Thập niên 1940, một tông phái Phật giáo mới ra đời, có tên là Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Phật giáo Khất sĩ chủ trương tích hợp có chọn lọc những giá trị trong tư tưởng của hai truyền thống Phật học Thượng tọa bộ và Đại thừa, đồng thời dung hòa những yếu tố phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam, từ đó hình thành nền Phật giáo dân tộc và hiện đại. Sau gần 80 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Khất sĩ trở thành hệ phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Thành quả đó bắt nguồn từ những ...
  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là một tổ chức tôn giáo có quy mô lớn, thời gian tồn tại và phát triển lâu dài ở giai đoạn cận và hiện đại. Năm 2021, kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (7/11/1981- 7/11/2021) thì đức đệ tam Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thuận lý vô thường thâu thần nhiếp hóa làm tăng, ni, phật tử không khỏi bồi hồi xúc động! Như vậy, tính trong thời gian 40 năm kể từ ngày thành lập, đã có 3 vị Pháp chủ lãnh đạo, nhìn lại những đạo sư tiêu biểu này để thấy được bề ...
  • Đọc và nghiên cứu kinh điển Phật giáo, trong kinh A Hàm và Nikaya chúng ta thấy đức Phật có dạy về Tính Không. Để các đệ tử dễ hình dung về tính không (trừu tượng vi diệu) đức Phật đã dụ các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông. Đó là sự trống rỗng của bọt nước; nó vừa ngắn ngủi vừa mong manh vô thường dễ vỡ, như ảo ảnh không bền.
  • Phật giáo xuất hiện từ rất sớm tại Ấn Độ, đến nay đã hơn 2.500 năm. Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, Phật giáo đã phân phái và truyền thừa sang các nước lân cận. Trong đó, Phật giáo Đại thừa là một trong những tông phái Phật giáo có những đặc điểm riêng biệt, nhất là phương diện lý tưởng Bồ tát, thể hiện qua các pháp Ba-la-mật. Nhờ vậy, Phật giáo Đại thừa đã phát triển mạnh ở các nước phía Bắc Ấn Độ: Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Hàn Quốc, Việt Nam.
  • Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân, nên cả hai truyền thống lớn của Phật giáo là Bắc truyền và Nam truyền, đã tổ chức sự kiện trọng đại này vào những thời điểm khác nhau trong năm.
  • Sau khi gia nhập Ni đoàn, Tỳ kheo Ni Bạt Đà được hướng dẫn về thanh quy. Ngài sống khiêm nhu, hòa hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, Ngài tinh chuyên học hỏi giáo lý từ các vị Trưởng lão. Đêm đêm dưới những tàng cây đong đầy ánh trăng, Ngài lặng lẽ tọa thiền miên mật.
  • Bài viết nhằm góp phần tìm hiểu về lịch sử Phật giáo vùng Andhra Pradesh (Nam Ấn) và các di tích còn sót lại của Phật giáo, đặc biệt là quá trình hưng thịnh và suy tàn của các trung tâm tu học cũng như Tăng đoàn trong thời kỳ đầu.
  • Nhân ngày 8-3, BBT giới thiệu lại một cách tóm tắt về các gương mặt nữ đệ tử của Đức Phật, qua đó, thấy vai trò của nữ giới, sự bình đẳng trong giải thoát, không phân biệt giới tính từ hơn hai ngàn năm trước.
  • Các nhà nghiên cứu cho rằng “bình minh lịch sử Phật giáo Việt Nam gắn liền lịch sử dân tộc”, điều đó, có nghĩa trong tiến trình hình thành lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đã đồng hành và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
  • Thiền học Việt Nam khởi đầu bằng Khương Tăng Hội vào đầu thế kỷ thứ ba. Không những Khương Tăng Hội là sáng tổ của Thiền học Việt Nam.
  • Bài viết là một cố gắng tiếp cận căn cốt Khất sĩ, nguyên do hình thành và những biểu hiện bên ngoài của căn cốt ấy. Căn cốt có tính bền vững cao nhưng biểu hiện bên ngoài của căn cốt ấy lại có mức độ biến chuyển để thích ứng mỗi lúc với diễn tiến của lịch sử qua từng thời kỳ. Qua đó, từ một tổ chức Phật giáo đơn thuần tu học theo chủ hướng phục dựng lại dạng Đạo Phật nguyên chất thời Tổ sư Minh Đăng Quang đã phát triển để hóa thân thành một dạng Đạo Phật phục vụ dân tộc, xã hội và nhân sinh. ...