-
Đức Phật nói con người chỉ thấy Phật là con người, chư thiên thấy Phật là chư thiên, hàng Nhị thừa thấy Phật là Nhị thừa, Bồ-tát thấy Phật là Bồ-tát, Phật mới thấy Phật là Phật. Đây là cách thấy khác nhau, cách hiểu khác nhau.
-
Kinh Pháp hoa, còn gọi là giáo Bồ-tát pháp, tuy nhiên phần nhiều người ta cứ lầm là Bồ-tát ở trong Tam thừa và Tam thừa là Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát hoàn toàn độc lập, khác nhau. Nhưng kinh Pháp hoa gọi là Bồ-tát Nhứt thừa, có một thừa thôi, không phải ba thừa.
-
Trong Phật giáo, có một cõi nước Tịnh độ của Ðức Phật mà mọi người luôn hướng đến, cầu sinh về đó. Vị giáo chủ của cõi nước này là Ðức Phật A Di Ðà, Ngài là vị chuyên gia quản lý rất xem trọng việc bảo vệ hệ sinh thái, rất khéo léo trong việc quy hoạch xây dựng và vô cùng am hiểu cách giáo dục nhân dân.
-
Tịnh Độ là lòng trong sạch,chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;Di đà là tính sáng soi,Mựa phải nhọc nhằn tìm về Cực Lạc.[1]
-
Phật nói kinh Pháp hoa chỉ dạy cho Bồ-tát có nghĩa là dạy cho người ta cầu thành Vô thượng giác, cầu thành Phật thì pháp này đi suốt gọi là Nhứt thừa, tức là từ con người tu lên chư thiên, lên Nhị thừa, lên Bồ-tát, lên Phật.
-
Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16, kinh Pháp hoa , Đức Phật đưa thí dụ ông lương y chữa bệnh cho các cuồng tử, Ngài bảo rằng các cuồng tử này uống lầm thuốc độc làm mất bản tâm. Chúng ta suy nghĩ sâu hơn để xem Đức Phật muốn nói gì.
-
Có ba trường hợp Đức Phật thọ ký. Trước hết, Đức Phật thọ ký cho các Bồ-tát, vì Bồ-tát mới thành Phật được. Còn hàng Thanh văn trở xuống hướng về Niết-bàn, đi vào thế giới tịch diệt, không cứu nhân độ thế, không thành Phật được.
-
Chỉ trong Phật giáo Đại thừa mới có Bồ-tát xuất hiện. Còn Phật giáo Nguyên thủy chỉ nói đến hạnh nguyện Bồ-tát của Đức Phật Thích Ca và nhắc đến ba Đức Phật quá khứ là Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni và Phật Ca Diếp.
-
Kinh Pháp hoa có 9 thí dụ. Thứ nhất là thuyết pháp châu, Đức Phật nói về các pháp cho loài người chúng ta, nhưng mọi người không hiểu được, nên Ngài mới đưa thí dụ gọi là thí dụ châu.
-
Thờ tượng Bồ-tát Quán Thế Âm có những gì cao siêu kỳ đặc, mà tôi gọi đó là một đặc điểm của Phật giáo Việt Nam? Khi chúng ta thờ một đức Phật, một vị Bồ-tát cần phải thâm hiểu ý nghĩa hình tượng các ngài.
-
Đức Phật nói rằng Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát là Tam thừa, nhưng Tam thừa cuối cùng được giải thoát, trở thành Nhứt thừa là Phật thừa, vì tất cả đều theo Phật học, sống trong pháp Phật, là con của Đức Phật gọi là Phật tử thì tu hành thành Phật, không thành gì khác.
-
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN viên tịch vào ngày 28-3-2014. Kế nhiệm cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, ngài là vị giáo phẩm ở cương vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự lâu dài nhất, tròn 30 năm (1984-2014).
-
Pháp thoại này là một trong những bài giảng thuộc loạt đề tài Làm thế nào để thay đổi hoàn cảnh xã hội do Pháp sư Tịnh Không giảng dạy vào mùa hạ năm 1997 tại Ðài Bắc, được phát sóng trên truyền hình Ðài Loan, Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) và đã nhận được nhiều lời bình tốt đẹp.
-
Kinh Vô lượng nghĩa là tất cả các kinh do Đức Phật Thích-ca nói trên cuộc đời này và chúng ta coi đó là kinh Pháp hoa dù là kinh Nguyên thủy, hay kinh Đại thừa. Vì chúng ta tu Pháp hoa gọi là tu Nhất thừa nghĩa là chỉ có một con đường duy nhất, từ chúng sanh tiến đến quả vị Phật, không có sai khác.
-
Phật giáo tồn tại trong cuộc đời này vì hạnh phúc của mọi người và vì tình thương, lòng từ bi đối với thế giới. Thông điệp này đã trải qua hơn 2.500 năm nhưng vẫn chiếu sáng vào đời sống. Bởi Đức Phật xác định: “Ta xuất hiện vì tất cả chúng sinh”, nên tất cả những lời dạy trong tam tạng đều vượt quá mục đích để cứu độ tất cả chúng sinh, nhập trí Phật.
-
Phật giáo có nhiều pháp môn (1) tu để chuyển hóa khổ đau thành an lạc thật sự. Niệm Phật là một trong những pháp môn tu. Niệm Phật ở đây tức là niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vị Giáo chủ cõi Cực lạc (Sukhāvatī, Great Happiness).
|
|