-
Chúng ta đang sống trong một thế giới có quá nhiều những biến động, hết nơi này bão tố, đến nơi kia cháy rừng… Lòng người không khỏi xốn xang trước bao cảnh thương tâm. Người con Phật ngoài nổi xót thương cho kiếp nhân sinh, còn canh cánh bên lòng niềm khắc khoải chưa thoát vòng luân hồi sinh tử. Nếu có chút niềm vui nào chăng, chỉ là niềm vui đang được tu học Phật Pháp, hướng đến một tương lai chứng đạo giải thoát, không còn đau khổ trong cảnh tù đày sinh tử nữa.
-
Người sành chơi hoa thủy tiên thường không bán mà họ trồng hoa để chưng ngày Tết và tặng người thân, bạn bè.
-
Quét dọn nhà trước Tết và kiêng quét dọn nhà trong 3 ngày đầu năm là những tập tục phổ biến của người Việt.
-
Chùa Phật Ngọc, Hàn Sơn Tự, Miếu Hoàng Thành, chùa Sudeoksa… là những địa danh linh thiêng mà người dân Trung Quốc, Hàn Quốc thường đến trong chuyến hành hương ngày tết.
-
Vậy là đã hai mươi ba tháng Chạp, tôi cố tình không nghĩ gì khi đi qua cửa hàng bánh chưng của ông bà lão đầu hẻm. Dường như ông bà cũng bận rộn hơn, tiếng cười và cả những bước chân già cũng vội vã hơn.
-
Nghi Thức Cúng Giao Thừa - Biên soạn Thích Nguyên An
-
Nhằm chào mừng mùa xuân Giáp Ngọ - 2014 đang gần kề, sáng 22/1/2014, tại tầng trệt nhà Văn hóa truyền thống chùa Phổ Quang, thuộc số 64/3, đường Huỳnh Lan Khanh, F.2, Q. Tân Bình, TP.HCM, Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM long trọng tổ chức chương trình khai mạc triển lãm Văn hóa Dân tộc và Phật giáo với chủ đề “Xuân đông phương”. Các nội dung triển lãm bao gồm: Tranh ảnh nghệ thuật, cổ vật Phật giáo và các lễ hội Xuân đông phương.
-
Theo phong thủy, hai màu chủ đạo đem lại may mắn trong năm Giáp Ngọ 2014 chính là màu vàng và xanh. Hãy cùng chúng tôi điểm danh bốn loại mứt Tết mang màu sắc thịnh vượng đến cho gia đình bạn nhé
-
Tục đưa ông Táo về trời, mặc dù là phong tục truyền thống nhưng vẫn tồn tại song hành với Phật giáo. Trên thực tế, người Phật tử tuy quy y Tam bảo nhưng vẫn không bỏ những tục lệ thờ cúng của cha ông.
-
Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về.
-
Nhân dịp đón năm mới Giáp Ngọ (2014), đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
-
Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu… Ngày tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).
-
Việc kiêng kỵ còn tùy vào quan niệm riêng của từng gia đình. Song, hiểu các tập tục ngày Tết sẽ giúp người ta biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử.
-
Mở đầu cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam, Quyển 1, nhà sử học Phạm Cao Dương viết: Dù sống tản mác ở bất cứ phương trời nào, trong bất cứ quốc gia nào hay ở chính quốc, người Việt Nam đều thuộc về một dân tộc thuần nhất, có chung một nguồn gốc, một quá khứ và những ước vọng chung về một ngày mai tươi đẹp huy hoàng.
-
Theo điển tích Phật Giáo thì Đức Phật được sinh ra dưới gốc cây Vô Ưu nở hoa ở vườn Lâm Tỳ Ni (Nepal). Khi Ngài nhập Niết Bàn, hai cây Vô Ưu cổ thụ xòe bóng che cho Ngài và tỏa hương thơm ngào ngạt khắp khu vườn…
-
Đầu năm, người ta thường mua một bát muối đong đầy tới tận ngọn chứ không gạt ngang miệng bát. Dân gian có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Tục lệ này ngày nay ít người quan tâm, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình người Việt vẫn luôn nhắc nhở con cháu giữ gìn những thói quen và quan niệm đẹp đẽ đã có từ lâu đời.
|
|