Con đường người xuất gia phải đi
17:50:00 - 29/07/2015
(PGNĐ) - Làm con người ai cũng có mục đích và chí hướng, huống chi là người xuất gia có bốn trọng ân chưa trả, chúng sinh chưa độ tận thì làm sao vui thú cảnh Niết-bàn. Do đó, người xuất gia, chí nguyện ban đầu khi mới bước chân vào chùa, trước phải đào thải những hạt giống xấu ác, còn cù cặn trong tâm thức của mình, sau đó là thệ nguyện ngày đềm dùi mài kinh điển để phổ độ chúng sinh.

Đó là trách nhiệm và bổn phận của người xuất gia, là con đường ta phải đi. Tôi lớn lên và trưởng thành trong đạo pháp. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, nơi đây dưới mái chùa là nơi in dấu sâu đậm trong lúc hạ thủ công phu tu tập để rồi từ đây có những nét chấm phá đã tô điểm và hình thành. Nơi đây, đã trưởng dưỡng và giúp cho tôi có những cuộc công du, hoằng pháp vì lợi ích nhân sinh. Những kinh nghiệm quý báu này, tôi muốn cùng huynh đệ trong tông môn chia sẻ những điều mà người xuất gia phải làm.
Thệ nguyện của tôi hoằng pháp
Hoằng pháp lợi sinh cần phải có thệ nguyện sâu rộng, người xuất gia phải tuyên dương chánh pháp rạng ngời. Điều quan trọng thiết yếu nhất là phải phát tâm thệ nguyện sâu rộng như thệ nguyện của Bồ-tát Địa Tạng:
“Chúng sinh độ tận
Phương chứng Bồ đề
Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật”.
Điều quan trọng thiết yếu thứ hai của người xuất gia trong công cuộc truyền pháp và tuyên dương chánh pháp là không thoái lui trước bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Nhớ lúc trước, tôi có nhân duyên hoằng pháp ở xa, khi gặp những điều kiện hết sức khó khăn mà người người đều lo sợ, song người xuất gia này vẫn tiến bước vững vàng, và kết cục là người người đều vui vẻ khi bài thoại kết thúc trong không khí cởi mở thắm tình đạo lý. Thế nào là hoằng pháp lợi lạc quần sinh? Đức Thế Tôn đã từng dạy: “Nếu có người vì pháp mà đến, ta sẽ vì người mà giảng giải. Chỉ dạy cho họ con đường mà chư Phật đã đi, đó chính là đại công đức”. Khi làm tốt công tác hoằng pháp chính là con đường ta đã chọn.
Điều thiết yếu nhất của người xuất gia là gì?
Xuất gia là vì tuyên dương Phật pháp để đền trả bốn ơn nặng. Chúng ta nếu đủ nhân duyên có thể dùng miệng để tuyên dương Phật pháp, dùng văn tự để phổ biến. Phật pháp, dùng các hình thức để phổ biến Phật pháp trong cuộc sống giữa đời thường này hoặc tạo dụng chốn già lam. Hoặc làm tất cả các việc thiên pháp với tâm thức buông xả cũng là việc thiện pháp với tâm thức buông xả cũng là việc hoằng dương Phật pháp. Người xuất gia cần phải có ý chí và dũng khí khi đi hoằng pháp, không ngần ngại khi đến bất cứ nơi nào dầu hoàn cảnh và con người có khó khổ đến đâu cũng không vượt qua thệ nguyện sâu rộng của người xuất gia hoằng pháp. Người xuất gia cần phải có tâm Bồ đề khi đi hoằng pháp. Đức Phật dạy: “Tâm như hư không bao trùm ba cõi”. Nói đến pháp Phật là nói đến Tâm, vì sao? Vì:
- Tâm như biển cả dung chứa trăm sông.
- Tâm như mặt đất, dung chứa muôn loài
- Tâm như hư không ôm trọn tất cả không bỏ sót một ai.
- Tâm như mặt trời chiếu khắp muôn nơi.
- Tâm như suối nguồn tuôn chảy bất tận.
- Tâm như năng lượng tiềm ẩn năng lực bên trong.
Người xuất gia hoằng pháp phát Bồ đề tâm là cửa ngõ trọng yếu.
Người xuất gia hoằng pháp mà phát Bồ đề tâm thì không một chướng ngại nào làm cho họ lui bước. Vì sao? Vì người có tâm rộng lớn chẳng có việc gì mà không làm được. Như xe chạy phải nhờ xăng làm chất liệu đốt, gạo nấu thành cơm cũng phải nhờ sự đốt nóng của lửa, phi thuyền bay ra khỏi trái đất cũng phải nhờ sức đẩy, tàu thuyền nương vào bánh lái mà tới lui. Cũng vậy, người mà không có tâm rộng lớn bất cứ làm việc gì cũng không thành tựu. Nên Đức Thế Tôn đã từng dạy: Tâm Bồ đề như hạt giống Phật hay sanh tất cả thiện pháp, như ruộng rẫy phì nhiêu hay gìn giữ hoa màu cho tất cả thế gian đều được no đủ, như nước trong hay tẩy sạch hay tẩy sạch tất cả bợn nhỏ của thân tâm, như biển cả rộng lớn mới có thể dung nhiếp tất cả sông ngòi, hết thảy công đức từ đây mà phát sinh tăng trưởng mãi mãi, như hoa sen chẳng nhơ nhiễm bùn tanh, như thuốc hay chữa lành tất cả các thứ bệnh…
Nếu chúng ta phát Bồ đề tâm thệ nguyện sâu rộng, ở ngay nơi biển khổ sanh tử mà tu hành lợi mình, lợi người, trầm tĩnh không giao động dẫu gặp biến cố đưa đến mất mạng, cũng không thối lui thì chắc chắn tâm Bồ đề được kết chặt cho đến ngày thành tựu quả vị vô thượng Bồ đề. Đó chính là điều trọng yếu khi người xuất gia hoằng pháp phát Bồ đề tâm rộng lớn.
Không sợ khó khổ là ý chí của người xuất gia hoằng pháp
Điều trọng yếu của người xuất gia hoằng pháp là không sợ khó khổ, người người khó cho ta, hoàn cảnh khó cho ta nếu vuột qua những chướng ngại khó khăn này mới thật là bậc long tượng trong chánh pháp. Nên nói: Cây mà trưởng thành trên sỏi đá khô cằn mới là cây dùng được, còn cây mọc trên bùn lầy thì không dùng được cho việc cất nhà, làm thuyền bè qua lại trên sông. Trong lịch sử Phật giáo vào thời xa xưa nếu không có những bậc cao tăng, thạc đức khắc phục những khó khăn về tinh thần lẫn vật chất, liệu Phật pháp có được trường tồn mãi mãi như ngày hôm nay không? Điển hình như tổ sư Khương Tăng Hội, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, Lục tổ Huệ Năng, Bồ-tát Thích Quảng Đức…quên mình vì đạo pháp. Những hình ảnh đó là tấm gương soi đường cho hành giả quyết tâm dấn thân và con đường tuyên dương chánh pháp.
Người xuất gia hoằng pháp phải có lòng từ độ sanh
Người xuất gia hoằng pháp nếu thiếu lòng từ thì không thể nào hoằng pháp lợi sanh được viên mãn. Song lòng từ bi phải đầy đủ ba đức tính lớn đó là: Đức bao dung, đức hi sinh, tâm vô ngã. Nếu thiếu ba đức tính này thì việc đi hoằng pháp không thể nào thành tựu. Người xuất gia khi nghĩ đến nỗi khổ của các loài chúng sinh đang ngụp lặn trong biển khổ sinh tử, liền khởi tâm từ bi để độ tất cả chúng sinh trong bốn loài. Kinh nói: “Cứu một mạng người hơn xây chín ngôi bảo tháp, chư Phật chư Bồ-tát các ngài đem cả thân mạng ra bố thí chúng sinh, mong chúng sinh đều được no đủ là các ngài thành tựu bi nguyện lớn”.
Vậy người xuất gia chỉ bố thí một ít tâm lượng hoằng pháp lợi sinh lại so đo tính toán hay sao? Đời sống hằng ngày, trong cái duyên khởi trùng trùng vô tận, bất luận là hữu tình hay vô tình đều cùng chúng ta có nhân duyên mật thiết với nhau. Cho nên tinh thần của Phật giáo luôn đề xướng bốn trọng ân, trong bốn trọng ân đó nhất định là “nhớ ân chúng sinh”, vì sao ? Vì trong chúng sinh đó đã từng là cha, mẹ, anh, em, thân bằng quyến thuộc của ta từ vô thủy kiếp đến nay. Những chúng sinh đó đã từng làm thành cho ta, trưởng dưỡng cho ta nên người và những chúng sinh đã đã giúp cho ta thành tựu đạo nghiệp.
Có ba cửa ải mà người hoằng pháp phải vượt qua
Người xưa nói: Người xuất gia hoằng pháp khó vượt qua ba cửa ải lớn: Danh, lợi, cung kính. Song đối với hành giả tu tập, công phu muốn vượt qua ba cửa ải này thì phải phát tâm Bồ đề rộng lớn, đem một chữ Tử dán lên trán, xem máu thịt này đã khô kiệt, thì tâm danh lợi, cung kính dần dần theo đó mà khô kiệt. Như mặt trời lên cao liền xua tan chỗ tâm tối, lúc nào ta cũng luôn luôn nhớ một niệm sống chết thì chúng ta không còn để ý gì đến chuyện xung quanh nữa. Cũng vậy, nếu chúng ta chuyên tâm nhất ý vào một việc thệ nguyện sâu rộng, khải phát Bồ đề tâm thì sẽ có tiềm lực rộng lớn vô biên từ nơi bản thể lưu xuất ra muôn hạnh. Tóm lại, người xuất gia hoằng pháp tâm ban đầu phải chuyên nhất vào sự công phu tu tập, phá vỡ thành trì chấp ngã. Thệ nguyện Bồ đề tâm sâu rộng, trên đến bốn ơn nặng, dưới cứu khổ muôn loài, tự tại và thong dong trong biển khổ sanh tử. Như lời của Tuệ Trung Thượng Sĩ nói:
“Xăm xăm cất bước vào bụi đời,
Vàng óng đầu mi, mở khơi khơi.
Xóm bắc rong chơi vào bụng ngựa,
Nhà đông cười nói nhập thai lừa.
Roi vàng đánh đuổi trâu đất chạy,
Dây sắt lôi đầu cọp đá về.
Rồi một ngày mai băng giá hết,
Trăm hoa như cũ rộn xuân dài”.
Thông Trí / Vườn hoa Phật giáo
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|