-
“Nếu một vấn đề có thể giải quyết được, chẳng có gì mà phải lo lắng. Nếu một vấn đề không thể giải quyết được, lo lắng cũng chẳng có ích gì. Vậy thì tại sao phải lo lắng?”
-
“ Lời trẻ con vô tư, ắt không có suy nghĩ sâu xa, cũng chỉ là mượn lời mà nói rằng một số người vì ước muốn được an nhàn và ỷ lại mà sẵn sàng biến mình thành heo, đáng sợ lắm thay”.
-
Không hiểu được vấn đề bắt đầu khởi lên từ đâu sẽ không minh bạch biết rõ để buông bỏ. Muốn buông bỏ được gì đó, đầu tiên cần hiểu được là nó bắt đầu khởi lên từ đâu. Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu được lẽ hoán đổi.
-
Chúng ta có rất nhiều người khi không có ai đốc thúc thì không duy trì được thói quen của mình. Có một người khách hỏi vị hòa thượng: ”Khi ở một mình ngài có ăn thịt không?”, theo bạn vị tăng nhân này sẽ trả lời như thế nào.
-
Trong đời mình thế nào rồi cũng phải đi làm kiếm cơm. Và dĩ nhiên sẽ có những đồng nghiệp nơi mình làm việc. Vui buồn không nhỏ. Phiền não cũng vấn vương…
-
Theo lời Phật dạy, chúng sinh phải trải qua ba đại nạn lớn là lửa cháy toàn thể trái đất, nước làm ngập cả trái đất và cuối cùng bị cuồng phong, gió táp làm băng hoại.
-
Chúng con làm thế nào xác định mục tiêu của mình? Phật dạy: Nếu con biết đi đâu, cả thế giới sẽ nhường đường cho con.
-
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
-
Trong khoảng trời đất bao la này, tùy theo phước nghiệp của thế nhân mà chúng sinh có hình dạng sai khác; tùy theo nhận thức của mỗi người mà tạo ra thói quen để có kết quả trong hiện tại và tương lai. Cho nên, cũng đồng là người nhưng mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Mặt trời lúc nào cũng chiếu soi khắp nơi, nhưng chúng sinh căn tánh có sai biệt, do đó tạo ra thiên hình vạn trạng, mỗi người, mỗi cảnh. Cũng đồng là người nhưng kẻ đen người trắng, kẻ thấp người cao, kẻ tốt người xấu, kẻ ...
-
Tất cả các vị thầy tu-trong-rừng, Đức Phật, và kinh Phật khuyến khích chúng ta quán niệm về cái chết, vì sự thật không-thể-tránh-khỏi là cái chết. Có nhiều bài kinh khuyến khích chúng ta suy nghĩ về sự thật không-thể-tránh-khỏi là cái chết. Đây không phải là một sự suy nghĩ bệnh hoạn; mà đây là sự suy nghĩ về sự thật. Bởi vì chúng ta đã được sinh ra, thì chúng ta sẽ phải chết. Tuy nhiên, đây không phải là chuyện dễ dàng để chúng ta hiểu biết sự thực hành nầy, để chúng ta cảm thấy chuyện nầy như ...
-
Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng; dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ; dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim.
-
Giận là sự bùng cháy khiến con người ta nóng nảy mất tự chủ. Khi cơn bùng cháy kéo dài mà không hết hẳn lại còn âm ỉ sôi sục bên trong thì gọi là hờn, trong người cảm thấy hờn mát hoài không nguôi thì đâm ra thù hằn và ghét bỏ dẫn đến oán giận. Oán giận lâu ngày thành ra thù hận rồi tìm cách trả đũa mà giết hại một cách tàn nhẫn.
-
Một người nếu chỉ biết bo bo sống ích kỷ, chỉ lo cho bản thân và gia đình mình, không tin Tam bảo, ngoảnh mặt với những khổ nạn của đồng loại, làm những việc sai trái, ngoài lãnh quả báo cho bản thân còn ảnh hưởng cả đến đời con, cháu do tác động cộng nghiệp. Còn người sống với tấm lòng vị tha, biết tin vào Phật pháp, quan tâm giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh, dù có gặp phải khổ nạn cũng dễ dàng vượt qua, hiện đời thì an lạc, do âm đức cao dầy, khiến con cháu cũng nhờ phước đó mà ăn nên làm ra.
-
Ông Đào Khản là một viên quan nổi danh ở Dương Quận (tỉnh Giang Tây ngày nay), Trung Quốc dưới triều đại Đông Tấn (317–420). Ông đã giành được nhiều công trạng trên chiến trường và trở thành thống sứ của Kinh Châu.
-
Bạn có bế tắc trong ý nghĩ cuộc đời mình quá bất hạnh và mong được sống cuộc đời người khác? Câu chuyện này sẽ giúp bạn tìm được lối thoát.
-
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..
|
|