-
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
-
Sau khi chết lâm sàng, nhiều bệnh nhân đã hồi tỉnh và kể lại chi tiết những trải nghiệm kỳ lạ sau khi “hồn lìa khỏi xác”.
-
Lịch xử Phật giáo trong hơn 2000 năm chỉ duy nhất có ngài Cưu Ma La Thập sau khi hỏa táng đã lưu lại xá lợi lưỡi được cả thế giới tôn sùng, truyền tụng. Nhưng vào năm 2002, một nhà sư Việt Nam khi viên tịch đã lưu lại chiếc lưỡi xá lợi huyền diệu khiến giới Phật giáo và dư luận cả nước không khỏi xôn xao.
-
Tổ khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), húy thượng Như hạ Chất, tự Tâm Phát, đạo hiệu Nhơn Trực, thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Võ Phương, sinh năm 1886 tại Gò Dưa, Phước Hải nay là phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngài là đệ tử của Tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt, hiệu Phước Tường, ngài là đồng sư với Bồ tát Thích Quảng Đức- Hòa thượng Thích Nhơn Tri, húy thượng Thị hạ Thủy, tự Hạnh pháp.
-
Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến.
-
Một chân lý hiển nhiên đã được kiểm chứng thực nghiệm là ai đang đi trên lộ trình hướng đến “Vô ngã” thì người đó sẽ dần đạt đến cảnh giới hạnh phúc, an vui và giải thoát. Ngược lại, ai đang đi trên con đường hướng đến “Chấp ngã” ích kỷ thì chắc chắn rằng người ấy lún dần vào hố sâu nguy hiểm của sự khổ đau triền miên bất tận.
-
Theo quan niệm Phật giáo, mỗi con người là sản phẩm của chính mình, chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta tạo nhân trong quá khứ và lúc này ta đang tạo ra chính mình trong tương lai. Cuộc sống là một quá trình liên tục chỉ tạm thời gián đoạn mỗi khi thân xác vật lý biến đổi không còn phù hợp cho việc tiếp tục tồn tại và dừng hoạt động, chúng ta tạm rơi vào trạng thái không còn thân xác cho đến khi có cơ hội kết hợp đủ các yếu tố cần thiết thì một chu kỳ sống mới với thân xác mới lại ...
-
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng vào thế kỷ II-III trước Tây lịch. Đến triều đại nhà Trần, Phật giáo thực sự đã đánh dấu đỉnh cao của sự dung hợp trong văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam.
-
Cách đây hàng ngàn năm, thiền chánh niệm được xem là một trong những pháp môn tu tập của Phật giáo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay việc thực hành hình thức tu tập cổ xưa này gần như đã trở thành một xu hướng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
-
Tôn giáo đã nảy sinh từ rất sớm cùng với lịch sử phát triển loài người, có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các nhà nghiên cứu khoa học xã hội như: triết học, xã hội học, tâm lý học, nhân học… đã lý giải nguồn gốc tôn giáo theo 3 quan điểm sau:
-
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,” cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam:
-
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn, cũng như những gì xảy đến với mình tất cả đều là những lời giáo huấn.
-
Hiếu hạnh cần được hiểu như là một đức tính cao đẹp trong hầu hết các nền văn hóa nhân loại. Đó là thái độ sống với lòng biết ơn, nhớ ơn và báo ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với cha mẹ.
-
Lễ Vu lan, ngày lễ truyền thống của Phật giáo thẳm sâu hài hòa vào sinh hoạt của dân tộc Việt Nam từ bao đời. Lễ này đã trở thành nếp nghĩ thân quen trong dân gian ta qua câu nói: “Tháng 7 ngày rằm xá tội vong nhân”.
-
Chân tu Matthieu Ricard đã sống qua nhiều kiếp. Những năm 60, ngộ đạo bởi những cảm nhận sâu sắc tự thân, ông tới sống ở Darjeeling, Ấn Độ, nơi ông bắt đầu học giáo lý Phật giáo Tây Tạng và trở thành một vị chân tu uyên bác.
-
Xá lợi là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê đa sắc màu được tìm thấy trong tro khi hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo.
|
|