Lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình
21:06:00 - 13/03/2016
(PGNĐ) - Mỗi khi đất nước gặp nguy biến, người Việt Nam lại nhắc đến Hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than để lấy đó làm điểm tựa và cổ vũ cho sức mạnh tinh thần dân tộc. Hai hội nghị quan trọng đó đựoc người đời sau gọi một cách thiêng liêng là “Hội Nghị Non Sông”, nhằm khẳng định độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đức vua Trần Nhân Tông ở ngôi 15 năm (1278-1293), trong thời gian này đã diễn ra hai hội nghị quan trọng của đất nước : Hội nghị Bình Than(năm 1282) triệu tập quân dân bàn phương hướng kháng chiến chống quân Nguyên Mông và Hội nghị Diên Hồng (1284), triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu ý dân về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai. Khi đất nước thanh bình, vua nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, về ở cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau dời đến núi Yên Tử ( Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng. Hội Nghị Diên Hồng mang ý nghĩa thời đại, không chỉ minh chứng cho tư tưởng độc lập dân tộc mà còn phát huy mạnh mẽ tinh thần dân chủ bằng việc lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một nhà nước quân chủ đã trưng cầu ý dân trước sự tồn vong của đất nước. Hội nghị đó đã lấp đầy những khuyết điểm cố hữu của dân tộc, đó chính là sự chia rẽ, mất đoàn kết và hành động cầu cứu ngoại bang đem quân giày xéo quê hương. Dưới thời Trần, đạo Phật là quốc đạo. Với tinh thần “Hòa quang đồng trần” (hòa ánh sáng cùng các bụi), đạo Phật dã sản sinh ra những trí thức có tình thần phóng nhiệm, dấn thân, nhập thế, coi sinh tử là lẽ thường…Văn hóa Phật giáo trở thành phong cách ứng sử chủ đạo trong đời sống xã hội. từ những tư tưởng tích cực của đạo Phật người Việt tiếp thu vun bồi, sáng tạo, điều chỉnh và tự hoàn thiện nền văn hóa của dân tộc mình. Lối sống thuần thiện, hòa hiếu của cộng đồng được ghi lại trong lịch sử đã phản ảnh rất rõ điều đó. Trần Nhân Tông là người giữ trọng trách quốc gia, nên ông không bao giờ ngừng thao thức để tìm kiếm chân lý trên căn bản tư tưởng Phật giáo, nhằm nhận ra những giới hạn của bản thân: giới hạn của lòng từ, giới hạn của sự trong sạch, giới hạn của tinh thần yêu dân và thái độ coi trọng hiền tài…. Trước đó, Trúc Lâm quốc sư từng nhắn nhủ vị vua mở đầu triều đại nhà Trần – Trần Thái Tông rằng: “Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình”. Khi triều đại đã sản sinh ra những con người biết lấy tâm ý của thiên hạ làm tâm ý của mình thì lẽ nào thiên hạ lại phụ lòng của họ. Đó là lý giải vì sao trước sức mạnh của quân Nguyên Mông, từ vua đến dân đều trên dưới một lòng, bỏ qua những tị hiềm, mâu thuẩn, ích kỷ, tự thù cá nhân để cùng nhau đoàn kết, bảo vệ non sông, văn hiến của dân tộc. Trần Nhân Tông tiếp tục khai mở được nội lực và tinh thần dân tộc bằng chính đời sống làm gương trên cả hai vị thế quân vương và thiền sĩ. Trong thời gian trị vì đất nước, ông luôn là người đứng mũi chịu sào, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, coi trọng việc định quốc, an dân, giữ gìn tâm ý của thiên hạ, đề cao tâm ý của thiên hạ và không bao giờ cho phép mình giẫm đạp lên tâm ý của thiên hạ . Khi rời bỏ ngai vàng , ông chống gậy trúc đi khắp trong thôn, ngoài làng khuyên dân tích cực giữ gìn và tri hành mười điều thiện. Có thể nói niềm tin của đời Trần là niềm tin được phát khởi bởi lòng chân thành vì dân vì nước và lời sám hối tha thiết cho những giới hạn của bản thân trước nghịch cảnh tranh dành, đoạt lợi. Nhiều vị vua thời Trần đã tỏ rõ sự hơn người khi mang niềm tin và hành động ấy đến với nhân dân. Vì mục đích dân cường nước thịnh, triều Trần dấn thân dựng nghiệp như bao khởi sự khó khăn của các triều đại khác, nhưng trước sức ép của bản thân, họ sẵn sàng bỏ đi mọi tị hiềm, mọi chấp nhặt nhỏ nhen, không phải để khẳng định bản ngã vương triều, mà chính trong tuyệt đích của ước muốn, triều Trần, cụ thể là Trần Nhân Tông đã không ngừng triển khai tư tưởng “Cư trần lạc đạo” để bồi dưỡng tinh thần và đạo lý dân tộc. Đạo Phật đã bổ sung nhiều những hành vi ứng xử có chuẩn mực vào phong thái sống của các bậc quân vương. Vì vậy, ý nghĩa cai trị và giá trị giải thoát không những không mâu thuẫn và đối lập nhau mà còn xác lập một mẫu hình hoàng đế - hiền triết đầy đủ Bi-Trí-Dũng trong lịch sử dân tộc-Lý Thái Tổ thân chinh đi dẹp loạn ở Diễn Châu nhưng vẫn biết tự vấn và nhận trách nhiệm về mình : “còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc giết lầm người hiền lương, đến nổi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách”, Trong chiến trận, Trần Nhân Tông nhìn thấy thủ cấp của Toa Đô thương hại nói: “ Người làm tôi phải nên như thế này”, rồi cởi áo ngự chùm đầu , sai quân đem đi lịệm chôn. Người cầm cân nảy mực quốc gia mà nhận biết được những khuyết điểm và giới hạn của mình thì dân tộc đó nhất định sẽ lớn mạnh. Những sữa chửa khuyết điểm của họ mang giá trị và tầm ảnh hưởng lịch sử. Bởi khuyết điểm lớn nhất mà lịch sử của hầu hết các dân tộc phải trãi qua đó chính là thanh trừng tư tưởng và phát động chiến tranh tương tàn. Quyền lực tập chung lúc đó thuộc về thiên tử và bộ máy quan lại cầm quyền. Tuy nhiên, việc hoàn chỉnh nhân cách để người đứng đầu quốc gia thay trời hành đạo, nối dòng trị dân luôn phải xuất phát từ những hành vi đạo đức có chuẩn. Định mức để cân bằng cho những hành vi đạo đức có chuẩn chính là mọi hành động của người đứng đầu đều phải phù hợp với thiên ý và nhân luân. Kinh Pháp Hoa nói đến hình ảnh một gã say không biết mình có hạt châu vô giá cột trong áo nên cực khổ kiếm sống bên ngoài mà vẫn không có được hạnh phúc. Trúc lâm quốc sư từng khuyên vua Trần Thái Tông rằng: “trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được chân lý ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chổ, không phải đi tìm cực nhọc bên ngoài ( bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam). Trần Nhân Tông tiếp tục triển khai tư tưởng “Cư trần lạc đạo” bằng việc khẳng định: “Trong nhà có sẵn của báu, đừng tìm đâu khác”. Ông đã đặt “của báu” sẵn có đó trong một trục ngang , bình đẳng, có nghĩa rằng mọi người không phân biệt địa vị đều có cơ hội khám phá và sỡ hữu “tài sản” vô giá đó. Khi không còn nhọc lòng tìm cầu ở bên ngoài thì các cá nhân sẽ biết tiêu dùng và hưởng thụ “ của báu” đó một cách có ích nhất. Phát huy nội lực, sở trường của dân tộc. Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của sở đoản từ những khuyêt điểm dòng họ (huyết thống) thái độ độc tôn tư tưởng, hành vi hướng ngoại để trục lợi. Trần Nhân Tông đã “làm giầu” cho xã hội bằng cách kêu gọi mọi người cùng mở ra nguồn vốn sẵn có trong tâm của mỗi chúng ta. Tâm là nguồn báu truyền đời. giữ được tâm ban đầu ấy thì giữ được hạnh phúc và an lạc quốc gia. Trong cả ý chí và hành động, họ quyết giữ vốn quý đó vì họ hiểu rằng đó là di sản truyền đời mà các thế hệ con cháu phải được thừa hưởng cắt đứt dòng nhận thức về nội lực và khả năng khai mở, phóng nhiệm, dấn thân của nguồn tâm đó , rất có thể dân tộc lại rơi vào cảnh tương tàn, lầm than và khổ nhục. Nhận thức đầy đủ về những giới hạn của chính bản thân của dòng họ và dân tộc, vấn đề sửa chữa khiếm khuyết trong nhận thức của người đứng đầu đất nước luôn được đặt ra một cách cấp thiết và thu hút mọi quan tâm của bộ máy quyền lực. Vương đạo hay bá đạo, hiền nhân hay bạo chúa đều tùy thuộc vào sự chọn lựa đường hướng tư tưởng và lối sống của những người đang nắm giữ thể diện quốc gia. Sự phân định trong nhân thức xã hội về kẻ ngu-người trí ở thời Trần đã thúc đẩy những nổ lực tiếp cận tư tưởng giải thoát của đạo Phật, nhằm lý giải cặn kẽ phạm trù (ngu-trí) này, từ đó xuất hiện hình mẫu những bậc triết vương xuất trần trên cả hai bình diện tri thức và thực nghiệm tâm linh. Trong sự phân định tư tưởng rõ ràng và dứt khoát đó cần nhìn nhận phạm trù ngu-trí, như một cặp song hành phản chiếu vào tinh thần thời đại. Người ngu thì lo âu vì sợ bị mất ngai vàng, thúc bách việc tìm thuốc trường sinh để sự hưởng thụ còn lâu dài hơn…Người trí thì lo truyền hiền, tìm người có tài đức kế cận. Chính trong suy nghĩ đó, người trí biết đặt lợi ích dân tộc, sự thanh bình của nhân dân lên trên hết . Vượt qua nổi lo sợ thường trực về việc mất ngai, mất quyền, chết yểu, họ đã tiến đến làm chủ tinh thần vạn nhà bằng việc mở ra nguồn của báu sẵn đủ để dân làm chủ tài sản và vận mệnh của mình. Ở đó quốc gia được sỡ hữu những giá trị an lạc, biết đủ, khi người dân sống hòa hợp với thiên nhiên, người lãnh đạo không vì những toan tính ích kỷ đẩy dân tộc vào thế cùng tranh, loạn tranh. Nhận thức “vô thường” là điều hiển nhiên , người trí biết tìm cách làm mạnh nội lực dân tộc bằng những giá trị tinh thần nhân đạo, nhân văn để đời, cẩn thận xét gốc chỉnh ngọn, tu bổ lại các giá trị văn hóa mà tổ tiên bao đời đã gầy dựng. Sức mạnh của văn hóa là sức mạnh bao trùm mọi biên cương lãnh thổ. Sự hủy diệt của chiến tranh càng làm cho những vị vua Phật tử nhận thức nhiều hơn về cảnh bãi biển nương dâu, vô thường biến dịch, có rồi không. Những biến dịch của vô thường(Sanh,lão,bệnh,tử…) giúp con người nhận ra thân phận lênh đênh của mình khi danh lợi một ngày nào đó xa rời họ.(quan nhất thời, dân vạn đại…). Tâm lý tranh đoạt, nghi kỵ thường gỉa biến những chuyện vặt vãnh trong đời sống thường nhật thành mối nguy quốc gia. Nội lực dân tộc nhất định sẽ giảm đi rất nhiều nếu những bậc quân vương cố biến những điều vặt vãnh thành những điều nghiêm trọng. làm lãng phí lòng tin của nhân dân. Chính khi ấy lòng khoan thứ bao dung trong tư tưởng Phật giáo đã trở nên sáng tỏ trước những lòng dạ chật hẹp, đố kỵ, tỵ hiềm. Đem lòng, lấy ý mà hiểu người trên kẻ dưới, mà đối đãi với nhân dân là lời khuyên của người trí . hành vi “ đang yên tự tìm nguy”, mà Trần Nhân Tông nói, chính là ông muốn nhắm đến những người tự lừa phỉnh mình bằng những cơn đau trầm trọng như tự thêm bướu vào thân. Kê nhằm toa thuốc là lỗi của người trị bệnh, còn người khác có bệnh hay không, nhiệm vụ của lương y là phải làm sáng tỏ căn bệnh, chữa trị cho họ lành mạnh để họ tiếp tục đóng góp “của báu” cho xã hội, cộng đồng. Trong lịch sử dân tộc, mọi “vỗ về” tư tưởng đã không ngừng được truyền vào nước ta, nhầm phủ trùm tư tưởng yên mệnh và yên phận. Nhưng trong thời đại mà triết lý dân tộc tỏa sáng, thiên ý- nhân luân thuận hợp với nhau, “của báu” của mỗi cá nhân được khai mở thì sẽ nhanh chóng bù đắp vào khuyết điểm nghèo đói, tha phương cầu thực tranh hại lẫn nhau. Khi đất nước gặp nguy biến người Việt Nam lại nhắc đếnHội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than để lấy đó làm điểm tựa và cổ cũ cho sức mạnh tinh thần dân tộc, nhằm khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi người đều có một viên ngọc báu vô giá. Đó là tài sản chứng minh sự giầu có chung của cả một cộng đồng. Mục đích yên dân không bao giờ đi ra ngoài việc làm mạnh nội lực dân tộc từ mỗi cá nhân. Nói cách khác, tư tưởng yên dân phải xuất phát từ những hành đông thiết thực “lấy ý thiên hạ làm ý của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình”. Thích Thanh Thắng
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|