-
Thiền và Yoga rất khác biệt nhau. Thiền là lắng đọng tâm tư, đi vào bên trong để thấy chính mình, và tìm cách thoát ra ngoài các phiền não và mộng tưởng điên đảo để, trong hiện tại thì thoát khỏi tam độc tham sân si làm cho cuộc đời bớt khổ bớt bệnh tật (Thiền Sức khỏe). Tương lai, hành giả hy vọng vượt thoát vòng sinh tử luân hồi (Thiền Giác ngộ).
-
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con, chính là thái tử A Xà Thế khi bị mê hoặc bởi sa môn Đề Bà Đạt Đa. Việc cướp ngôi bị bại lộ không thành, vua cha Tần Bà Sa La thay vì giết đi đứa con phản nghịch thì lại thoái vị, nhường ngôi cho thái tử.
-
Xưa nay đã có rất nhiều sách báo đối chiếu hay so sánh Khoa học và Phật giáo. Người ta so sánh hai môn học rất khác biệt này và thấy chúng có nhiều điểm tương đồng quan trọng, tuy nhiên cũng có những khác biệt rất lớn. Trong bài này, chúng tôi có mục đích muốn tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt đó. Vì đề tài này đã được bàn luận rất nhiều rồi, nên ở đây chúng tôi không đi quá sâu vào chi tiết mà chỉ cố gắng làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt đó dưới cái nhìn tổng quan.
-
Thánh tử đạo Thích Nữ Diệu Quang thế danh Ngô Thị Thu Minh, tự Minh Nguyệt, sinh ngày 11.01.1936, tại xã Phù Cát, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên và nơi đây cũng là nơi chánh quán. Thân phụ là ông Ngô Đình Hòe và Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nghĩa, gia đình của Ni Cô hiện cư trú tại Nha Trang.
-
Phật giáo Việt Nam được bắt nguồn hơn 2.000 năm từ Ấn Độ truyền vào, rồi từ phương Bắc truyền sang, theo hệ phái Bắc truyền Đại thừa. Từ đó, phát triển theo con đường mở mang bờ cõi lần xuống phương Nam. Trải qua hơn 2.000 năm ấy, đất nước mở rộng đến tận mũi Cà Mau, thì Phật giáo cũng theo bước chân những người di dân mà lan tỏa khắp chốn.
-
Lực học Newton và Einstein có thể đem lại cuộc sống tiện nghi cho con người bằng những phát minh sáng chế rất tài tình, chẳng hạn nhà cửa, xe cộ, máy bay, tàu thủy, máy vi tính, điện thoại di động…Nhưng tôi nghĩ chỉ có lực học Thích Ca mới đem lại cuộc sống giác ngộ, mưu cầu sự an lạc và hòa bình đích thực cho nhân loại và muôn loài chúng sinh một cách vững chắc.
-
-
Ở bài viết trước chúng ta đã đề cập về Tiền ngũ thức và Ý thức. Phạm vi bài viết này khảo về Thức thứ bảy là chính. Qua đó lược sơ về Thức thứ tám.
-
Hành giả tu pháp môn Tịnh độ, niệm Phật Di Đà, tin vào tha lực tiếp độ của Ngài để thâm nhập cảnh giới Cực lạc, sau khi xả bỏ huyễn thân tứ đại.
-
Trong số các bài ca ngâm tiêu biểu của các Thiền sư Trung Hoa được bảo lưu nơi sách Cảnh Đức truyền đăng lục, như Liễu nguyên ca của Hòa thượng Đằng Đằng, Thảo am ca của Hòa thượng Thạch Đầu, Lạc đạo ca của Hòa thượng Đạo Ngô, Nhất bát ca của Thiền sư Bôi Độ, Phù âu ca của Hòa thượng Lạc Phổ…(1), đáng chú ý nhất là tác phẩm Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác (665-713).
-
Phật học và khoa học không tồn tại trong quan hệ đấu tranh tư tưởng một mất một còn như từng bị nhìn nhận như thế, mà cùng nằm trên hành trình nhận thức chân lý, hành trình nỗ lực thoát khỏi vô minh, Phật là khởi nguyên cho hành trình gian nan ấy.
-
Quán Thế Âm nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian") là một vị Bồ tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
-
Sư Vạn Hạnh bèn dùng lối chiết tự phân tích và giảng nghĩa bài sấm ký cho dân làng nghe, đại ý vua yếu, tôi mạnh, nhà Lê đổ, họ Lý thành, phương đông vua xuất hiện, phương tây dân chúng mất, qua sáu bảy năm thì thiên hạ được thái bình.
-
Qua hơn 20 bài nghiên cứu trước đây, độc giả hẳn còn nhớ, Thiền đi đến đâu đem an lạc hạnh phúc đến đó. Bài nầy sẽ cung cấp các tiết mục cần thiết khác: Tại sao phải dạy thiền cho tù nhân? Sáu điều nên biết. Lợi ích của Thiền trong lĩnh vực này.
-
Lý Thường Kiệt tên thật Ngô Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Do có công lao to lớn dẹp Tống bình Chiêm nên được vua triều Lý kết nghĩa huynh đệ đổi tên là Lý Thường Kiệt.
-
Nói đến lòng sùng tín, sùng mộ và tin tưởng, có lẽ không phẩm nào của Kinh Đại Bát-nhã nói cụ thể và xúc động hơn phẩm Bồ-tát Thường Đề, kể về sự nhiệt thành khát khao cầu ngộ nhập tánh Không của một Bồ-tát. Sùng mộ, tin tưởng và nhiệt thành cầu thể nhập tánh Không đến độ thường hay khóc, do đó có tên Thường Đề.
|
|