-
Sự bấn loạn đến từ chính ô uế của ta, không phải từ người khác. Bạn phải giải quyết vấn đề của mình nếu bạn muốn được bình an.
-
Tinh thần dung hợp Thiền và niệm Phật bắt đầu khá sớm tại Việt Nam cũng như Trung Quốc. Tại Việt Nam, ngay từ những thế kỷ đầu Phật giáo mới du nhập đã manh nha tính dung hợp với văn hóa xã hội đáp ứng cho việc hoằng pháp lợi sanh.
-
Thiền sư Pháp Chuyên không những uyên thâm về kinh tạng mà Ngài còn chuyên nghiêm trì giới luật. Ngài đã trước tác những tác phẩm trước tác chú giải về luật học và được tôn xưng là Trung Việt Luật tông Sơ tổ.
-
Thiền phái Trúc Lâm ra đời trong hoàn cảnh đất nước thống nhất tự chủ trên nền tảng hào khí Đông A. Thiền phái ra đời cũng cổ vũ ý thức độc lập tự chủ của dân tộc trên các phương diện khác. Từ việc xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa… cho đến tín ngưỡng tâm linh.
-
Vua Lê Thánh Tông là vị minh quân lỗi lạc trong lịch sử dân tộc. Triều đại của ông nổi tiếng với việc tôn sùng Nho giáo như hệ tư tưởng chính thức của nhà nước. Tuy vậy, khi nghiên cứu kỹ chính sách và pháp luật của thời Hồng Đức, chúng ta vẫn nhận thấy ảnh hưởng đậm đà của tinh thần Phật giáo thời Lê Thánh Tông. Điều đó cho thấy Phật giáo vẫn luôn hiện diện và có ảnh hưởng nhất định đến chính sách của nhà Hậu Lê.
-
Tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh mà mỗi người có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau nên không có lý do gì đả phá, chỉ trích bất kỳ ai. Cũng vậy, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng đều có những quy chuẩn giáo lý riêng, tùy theo nhân duyên, căn cơ mà tín đồ đến và thực hành theo. Là tăng sĩ trẻ sống trong thời hiện đại, noi theo tấm gương các bậc tiền nhân hộ trì chính pháp, người viết xin được mạo muội trình bày quan điểm của mình qua các vấn nạn về Phật giáo trong tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Tử.
-
Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ với quá trình du nhập và phát triển cho đến nay đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Với những giai đoạn và các thời kỳ lịch sử Phật giáo Nam tông Khmer ở vùng Nam Bộ có những biến đổi và vị trí riêng. Những giáo lý, giới luật đã được đức Phật chế định từ khi giác ngộ đến khi nhập diệt cho đến nay đã được người Khmer ở Nam Bộ giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác, con tiếp nối cha đời tiếp nối đời. Những quy định không chỉ thể hiện trong giới luật nhà Phật mà ...
-
Con người cứ bị nghiệp lực trói buộc và dẫn dắt vào con đường tội lỗi mãi không có khi nào dừng nghỉ và không có một chút tâm trí hay hành động nào thể hiện sự ăn năn hối lỗi.Có nhiều trường hợp, con người hiểu biết và nhận thức ra việc làm bất thiện cần phải được đoạn trừ và diệt tận để hoán chuyển nổi khổ niềm đau thì đó là việc làm đáng trân trọng và tán dương; song có những hành động chỉ để ứng phó với hình tướng bên ngoài, chứ sâu trong nội tâm thì tội lỗi vẫn hiện hữu và không thể mất ...
-
Tư tưởng tam giáo tịnh hành xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và vẫn còn những ảnh hưởng sâu sắc trong hiện tại và lâu dài trong tương lai. Qua mỗi thời kỳ khác nhau, tư tưởng Nho - Phật - Lão tịnh hành vừa kế thừa những thành quả của giai đoạn trước vừa phát triển những điểm riêng của mỗi thời kỳ. Trong quá trình phát triển, người dân Việt Nam nói chung, những nhà tư tưởng nói riêng đã tìm cách dung nhiếp những giá trị tốt đẹp của cả ba tôn giáo nhằm xây dựng nên một tư tưởng hài hoà, bổ trợ cho ...
-
Việt Nam đã trải qua lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Có thời kỳ rất hưng thịnh nhưng cũng có những giai đoạn suy vi. Trong các thời kỳ hưng thịnh thì không thể không kể đến triều đại nhà Lý - một triều đại đã để lại cho dân tộc Việt Nam rất nhiều vẻ vang không chỉ ở mặt chính trị, văn hóa, nghệ thuật mà còn vẻ vang về mặt Phật giáo.Công lao đầu tiên của nhà Lý đó là vị vua Lý Công Uẩn, một người mang phong thái nhà chùa nhưng tiềm ẩn cốt cách của một vị vua.
-
Nguyễn Hoàng là người đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo, tuy chỉ xuất phát từ ý đồ chính trị, cốt để thu phục lòng người. Nhưng về sau, các chúa Nguyễn đã dần trở thành những tín đồ của Phật giáo, là những phật tử đặt nền móng cho sự phát triển Phật giáo tại Thuận Hóa.
-
Ngôn ngữ Pāli gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam Á, điển hình như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Vào thời kỳ đầu xây dựng đất nước, tại các quốc gia này, các tu viện Phật giáo đã trở thành các trung tâm văn hóa và học thuật.
-
Những hiện tượng tâm lý trên phát triển đến cực hạn khi được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX do sự khủng hoảng tâm lý học. Nghành phân tâm học từ đó cũng ra đời. Tìm hiểu về các nguyên nhân, hiện tượng trên trong mối tương quan so sánh với tư tưởng của đức Phật để thấy được, Ngài cũng chính là một nhà “tâm lý học” siêu việt, bởi những điều Ngài dạy và thực hành chính là bài thuốc hữu hiệu cho việc chữa lành nội tâm của con người.
-
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lực và trí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
-
DẪN NHẬPNgôn ngữ là phương tiện kết nối, giúp truyền tải những thông điệp của người nói đến người nghe. Dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, vị trí nào thì ngôn ngữ vẫn được xem là yếu tố chính yếu để vận hành mọi hoạt động. Giáo lý của Đạo Phật cũng vậy, nhờ những ngôn ngữ truyền tải mà hình thành nên một hệ thống giáo pháp vô cùng sâu mầu. Đức Thế Tôn đã đưa ra những triết lý tu tập, trải nghiệm đời sống, thực hành giáo nghĩa bằng những ngôn ngữ đương thời để hướng dẫn Đoàn thể Tăng già và ...
-
Chúa Trịnh Tùng là người có công lớn trong buổi đầu nhà Lê Trung Hưng. Sau khi bình định thành Thăng Long và đưa vua Lê trở về Đông Đô, chúa Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, trên thực tế phủ chúa trở thành thế lực có uy quyền nhất triều đình nhà Lê. Do trải qua nhiều năm chiến tranh, nhân dân rất cần một sự an ủi về mặt tâm hồn, Phật giáo vì thế được triều đình kính trọng. Các ngôi chùa được tu bổ, xây mới, đất ruộng của nhà chùa được bảo vệ, chư Tăng, Ni được bảo đảm tu tập và hoằng ...
|
|