-
Ngôn ngữ Pāli gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam Á, điển hình như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Vào thời kỳ đầu xây dựng đất nước, tại các quốc gia này, các tu viện Phật giáo đã trở thành các trung tâm văn hóa và học thuật.
-
Những hiện tượng tâm lý trên phát triển đến cực hạn khi được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XIX do sự khủng hoảng tâm lý học. Nghành phân tâm học từ đó cũng ra đời. Tìm hiểu về các nguyên nhân, hiện tượng trên trong mối tương quan so sánh với tư tưởng của đức Phật để thấy được, Ngài cũng chính là một nhà “tâm lý học” siêu việt, bởi những điều Ngài dạy và thực hành chính là bài thuốc hữu hiệu cho việc chữa lành nội tâm của con người.
-
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lực và trí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
-
DẪN NHẬPNgôn ngữ là phương tiện kết nối, giúp truyền tải những thông điệp của người nói đến người nghe. Dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, vị trí nào thì ngôn ngữ vẫn được xem là yếu tố chính yếu để vận hành mọi hoạt động. Giáo lý của Đạo Phật cũng vậy, nhờ những ngôn ngữ truyền tải mà hình thành nên một hệ thống giáo pháp vô cùng sâu mầu. Đức Thế Tôn đã đưa ra những triết lý tu tập, trải nghiệm đời sống, thực hành giáo nghĩa bằng những ngôn ngữ đương thời để hướng dẫn Đoàn thể Tăng già và ...
-
Chúa Trịnh Tùng là người có công lớn trong buổi đầu nhà Lê Trung Hưng. Sau khi bình định thành Thăng Long và đưa vua Lê trở về Đông Đô, chúa Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, trên thực tế phủ chúa trở thành thế lực có uy quyền nhất triều đình nhà Lê. Do trải qua nhiều năm chiến tranh, nhân dân rất cần một sự an ủi về mặt tâm hồn, Phật giáo vì thế được triều đình kính trọng. Các ngôi chùa được tu bổ, xây mới, đất ruộng của nhà chùa được bảo vệ, chư Tăng, Ni được bảo đảm tu tập và hoằng ...
-
Hiệp tá Đại học sĩ Ưng Bàng (1881-1953) là danh nhân tiêu biểu của Huế vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Với tinh thần hăng say hoạt động Phật sự, hết lòng hy sinh cho đạo pháp, cụ Ưng Bàng không chỉ cống hiến nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là một trong những người tiên phong tham gia sáng lập Phật học hội và đặc biệt sau này đảm nhận chức vụ Chánh Hội trưởng. Thông qua việc trích dẫn lại các tư liệu đương thời, bài viết cho thấy ông Ưng Bàng đã chung tay ...
-
Phật giáo khi đến Trung Quốc cũng đã trải qua những giai đoạn như vậy, thông qua tác phẩm Hộ Pháp luận của Thừa tướng Trương Thương Anh chúng ta phân tích những luận điểm đả phá của ngoại đạo, đồng thời cũng thấy được sự thực là trong giai đoạn Phật giáo bị đả kích, bài báng nặng nề nhất, cũng là lúc xuất hiện những vị hộ pháp hết mình hộ trì để Phật giáo đứng vững và phát triển.
-
Bài viết nêu lên và khảo cứu vấn đề: “Tìm hiểu yếu tố (nhân) tạo nên sự sống và sự chấm dứt (quả) của sự sống theo Kinh Đại Duyên”.
-
Phần lớn Tam tạng xuất phát từ Lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, về mặt lịch sử thì kinh điển và giáo lý của Phật giáo thời bấy giờ không được ghi chép trong sách vở, do trí nhớ không chính xác hoặc cũng có thể có lúc – có khi cách hiểu của các đệ tử, nên truyền khẩu có thể sai lệch. Hơn nữa, cũng không loại trừ có thể có trường hợp một số đệ tử khi giải thích đã tự ý biện giải, ghi lại theo quan điểm riêng.Ngày nay, ở góc độ học thuật có thể cần phải trao đổi để làm rõ những sự hiểu lầm về kinh ...
-
Giáo lý của đức Phật gọi chung là Pháp đều vì mục đích giáo dục mang tính cấp thiết giúp chúng sinh thoát khổ được vui. Đó là những luận điểm chính yếu về giá trị nhân bản cao tột của đạo Phật.
-
Giáo lý đạo Phật rất cao siêu, nếu chỉ dùng kiến thức hạn hẹp của phàm phu thì khó mà thấu hiểu hết được. Trong Tự Thuyết Kinh, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nước của đại dương chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, pháp và luật của ta nói ra cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát” [1]. Để chiêm nghiệm được hương vị thanh lương của sự giải thoát đó, hành giả phải không ngừng nỗ lực tu tập Giới, Định, Tuệ. Vì vậy, đức Phật mới chỉ bày phương pháp thực hành Tam Vô Lậu Học, ngõ hầu làm nền tảng để dẫn ...
-
Việc buôn bán, kinh doanh của cư sĩ tại gia trong Phật giáo là một nghề chân chính. Thông qua trích dẫn một số kinh điển trong kinh tạng Pali, tác giả trình bày những nội dung Đức Phật đã giảng dạy nhằm duy trì nghề nghiệp chân chính cho hàng cư sĩ – một trong tứ chúng. Người cư sĩ cần vun bồi thiện nghiệp, tránh những cám dỗ và luôn nhớ học tập lời Phật dạy để công việc kinh doanh, đời sống tinh thần được tinh tấn trên đạo lộ giải thoát.
-
Xét về mặt tư tưởng, sự ảnh hưởng rõ nét nhất của tư tưởng nhà Phật đối với tư tưởng người Việt chính là triết lý về “nghiệp báo” hay theo cách gọi thông thường chính là luật nhân quả. Khi quan sát thể giới bên ngoài Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân – duyên – quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát, rút ra từ thể giới hiện tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức này phù hợp với quan niệm ...
-
Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, Cư sĩ Đoàn Trung Còn còn để tâm truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
-
Sự thực đạo Phật ra đời, vì hạnh phúc cho nhân sinh “đạo Phật đến để mà thấy, thiết thực hiện tại, vượt mọi không gian và thời gian”. Cũng chính vì vậy, trong quá trình phát triển đạo Phật cũng như các quy luật, hiện tượng xã hội trong tư cách là một tôn giáo sẽ được hiểu đạo Phật là đạo của thế gian, dù thời gian, không gian có thay đổi, con người, xã hội có đổi thay phát triển thế nào đi nữa thì chân lý nhiệm màu của đức Phật vẫn tồn tại ở thế gian. Nói cách khác, để phù hợp với mỗi thời đại, ...
-
Đứa trẻ là hình ảnh được triết gia người Đức Friedrich Wilhelm Nietzsche (F.Nietzsche) xây dựng trong tiểu thuyết triết học Zarathustra đã nói như thế (Thus spoke Zarathustra). Tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Đức đầu tiên từ 1883 – 1885, tác phẩm nhanh chóng được đón nhận và nghiên cứu. Trong đó, đứa trẻ là một trong những hình ảnh được phân tích từ nhiều góc độ: tôn giáo, triết học, tâm lý … Nội dung bài viết chỉ ra ý nghĩa đứa trẻ theo góc nhìn của Phật giáo.
|
|