-
Hiệp tá Đại học sĩ Ưng Bàng (1881-1953) là danh nhân tiêu biểu của Huế vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Với tinh thần hăng say hoạt động Phật sự, hết lòng hy sinh cho đạo pháp, cụ Ưng Bàng không chỉ cống hiến nhiều công lao trong phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà, mà còn là một trong những người tiên phong tham gia sáng lập Phật học hội và đặc biệt sau này đảm nhận chức vụ Chánh Hội trưởng. Thông qua việc trích dẫn lại các tư liệu đương thời, bài viết cho thấy ông Ưng Bàng đã chung tay ...
-
Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, Cư sĩ Đoàn Trung Còn còn để tâm truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
-
Đại Thừa Đăng, ông chẳng những là người có khả năng làm ra văn học Phật giáo bằng chữ Sanskrit mà còn chú giải cả luận văn Sanskrit: Abhidharmakosa (luận Câu-xá) bằng chính chữ Sanskrit nữa. Những đóng góp lớn lao của Đại Thừa Đăng đã để lại dấu ấn vàng son trong trang sử Việt, tạo nên một truyền thống Phật học đáng tự hào cho đương thời và cả về sau nữa.
-
Là tôn giáo xuất phát từ Ấn Độ, nên khi truyền bá đến khu vực Đông Nam Á, Phật giáo đã theo chân các nhà sư người Ấn và người Trung Á đến vùng đất mới mẻ này. Miền Bắc nước ta (lúc bấy giờ là Giao Châu trong hệ thống hành chính của nhà Đông Hán) là nơi có nhiều sự tiếp biến văn hóa diễn ra giữa văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, trong đó Phật giáo đã được các tăng nhân người Ấn và người Trung Á xiển dương. Họ có tên tuổi và được người đương thời quý trọng nhưng không được sử sách ghi chép ...
-
Phật pháp trên thế gian này không thể tách khỏi thế gian mà có giác ngộ, nếu tách khỏi thế gian mà tìm cầu sự giác ngộ thì không khác gì đi tìm lông rùa sừng thỏ (một điều không bao giờ có được). Điều đó nói lên sự quan hệ mật thiết giữa Phật pháp và thế gian.
-
Đức Phật đã xác nhận nữ giới cũng ngang bằng với nam giới về mặt tu chứng. Tăng đoàn thời Đức Phật đã chứng minh nhận định ấy bởi họ đã có những bậc Thánh Ni xuất chúng, chứng được quả vị A-la-hán, hoàn toàn giải thoát khỏi các lậu hoặc.
-
Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
-
Đầu thế kỷ XX là giai đoạn phức tạp đối với tình hình chính trị-xã hội, văn hóa-tôn giáo tại Việt Nam. Bấy giờ, ngoài cuộc chiến về vấn đề chủ quyền dân tộc, bên cạnh đó còn có cuộc chiến về văn hóa, khi mà văn minh phương Tây đang ngày một bành trướng, đe dọa trực tiếp đến các giá trị truyền thống của dân tộc. Trước tình thế khó khăn của đất nước, nỗ lực duy trì và phát huy các giá trị truyền thống là quá trình đấu tranh đầy thách thức đối với giới trí thức Việt Nam.Trên lĩnh vực văn hóa, nhất ...
-
“Này các Tỳ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này. Thế nào là năm?Được nghe điều chưa nghe, làm cho trong sạch điều được nghe,đoạn trừ nghi, làm cho tri kiến chánh trực, làm cho tâm tịnh tính” [1].
-
Nói về người nữ có ảnh hưởng lớn thời Đức Phật không thể không kể đến Mahāpajāpati Gotamī, bà được cho là vị Tỳ-kheo ni đầu tiên xuất gia dưới thời Đức Phật và là người lãnh đạo Ni đoàn.
-
Thiền sư Khương Tăng Hội là một trong những danh Tăng Việt Nam đầu kỷ nguyên Tây lịch, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Nghiên cứu về Khương Tăng Hội là thiết thực tìm về cội nguồn tinh hoa Phật giáo Việt Nam, cũng như tiếp nối những giá trị từ học phong của các thế hệ Phật giáo Việt Nam để lại.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vị lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hóa kiệt xuất, có nhiều đóng góp cho nền hòa bình và giải phóng dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam và Nhân dân các dân tộc trên thế giới.
-
Thập niên 1940, một tông phái Phật giáo mới ra đời, có tên là Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam. Phật giáo Khất sĩ chủ trương tích hợp có chọn lọc những giá trị trong tư tưởng của hai truyền thống Phật học Thượng tọa bộ và Đại thừa, đồng thời dung hòa những yếu tố phù hợp với văn hóa truyền thống của Việt Nam, từ đó hình thành nền Phật giáo dân tộc và hiện đại. Sau gần 80 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo Khất sĩ trở thành hệ phái tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam. Thành quả đó bắt nguồn từ những ...
-
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là một tổ chức tôn giáo có quy mô lớn, thời gian tồn tại và phát triển lâu dài ở giai đoạn cận và hiện đại. Năm 2021, kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (7/11/1981- 7/11/2021) thì đức đệ tam Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thuận lý vô thường thâu thần nhiếp hóa làm tăng, ni, phật tử không khỏi bồi hồi xúc động! Như vậy, tính trong thời gian 40 năm kể từ ngày thành lập, đã có 3 vị Pháp chủ lãnh đạo, nhìn lại những đạo sư tiêu biểu này để thấy được bề ...
-
Đọc và nghiên cứu kinh điển Phật giáo, trong kinh A Hàm và Nikaya chúng ta thấy đức Phật có dạy về Tính Không. Để các đệ tử dễ hình dung về tính không (trừu tượng vi diệu) đức Phật đã dụ các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông. Đó là sự trống rỗng của bọt nước; nó vừa ngắn ngủi vừa mong manh vô thường dễ vỡ, như ảo ảnh không bền.
-
Sau khi gia nhập Ni đoàn, Tỳ kheo Ni Bạt Đà được hướng dẫn về thanh quy. Ngài sống khiêm nhu, hòa hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt, Ngài tinh chuyên học hỏi giáo lý từ các vị Trưởng lão. Đêm đêm dưới những tàng cây đong đầy ánh trăng, Ngài lặng lẽ tọa thiền miên mật.
|
|