-
“Bát công đức thuỷ” có nghĩa là thứ nước chứa đầy đủ tám yếu tố, phẩm hạnh tốt đẹp.
-
Kinh DUY MA CẬT diễn tả khung cảnh trưởng giả Duy Ma Cật thị hiện thân lâm trọng bệnh tại tư gia, nhằm mục đích diễn bày lý vô thường và tánh không – bát nhã
-
Khái niệm “Đạo Phật nguyên chất” được tôi vay mượn từ thiền sư Nhất Hạnh trong tác phẩm cùng tên được xuất bản vài năm trở lại đây. Dùng khái niệm này chúng tôi muốn mô tả về một hình thái đạo Phật do chính đức Phật Thích Ca truyền bá và nó tồn tại đến 300 năm sau khi đức Phật qua đời. Trong văn học của Phật giáo thế giới, người ta gọi là Phật giáo giai đoạn đầu hay là Phật giáo sớm (Early Buddhism), ở Việt Nam thường gọi là Phật giáo nguyên thủy, mà đúng ra phải là Phật giáo Thượng tọa bộ ...
-
Những người nào theo những truyền thống Ấn Độ giáo và tin tưởng vào tái sanh nên nghĩ về kiếp sống tương lai và thực hiện một nổ lực nào đó để tạo những nguyên nhân đúng đắn cho một kiếp sống tương lai tốt đẹp, thay vì lo lắng, lo lắng và lo lắng. Thì dụ, vào lúc lâm chung, quý vị có thể hồi hướng tất cả đạo đức của quý vị để cho kiếp sống tới sẽ là một kiếp sống tốt đẹp. Và rồi thì [cho dù niềm tin của quý vị là gì ] vào lúc sắp chết, thể trạng tinh thần phải tĩnh lặng. Giận dữ, nhiều sợ hãi - ...
-
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử – với sự luân hồi bất tận từ đời này đến đời khác – và đạt đến sự toàn giác. Si mê là gốc rể của mọi thứ, mà nó che lấp con đường của những sự đạt đạo này. Si mê trói buộc chúng ta với khổ đau; vì thế si mê phải được nhận diện một cách rõ ràng. Để làm như thế, chúng ta phải xem xét tính chất sai lầm này của sự tồn tại tự tính xuất hiện như thế nào trong tâm thức, tâm thức đồng ý nó như thế nào, và ...
-
Một thế giới mở rộng ra nhiều phía, thì chúng ta cũng phải ứng phó với nó theo nhiều mặt. Nhưng nhất thiết bên trong chúng ta phải thanh tịnh, và bên ngoài phải an ổn thì mới làm được.
-
Nói đến Bát-nhã (Trí huệ), các luận thường phân làm ba: Bát-nhã văn tự, Bát-nhã quán chiếu, và Bát-nhã thật tướng. Bát- nhã văn tự là sự nghiên cứu ở cấp độ ý thức những bản văn của hệ thống Kinh Bát-nhã. Sự nghiên cứu này chưa đủ để đi vào Bát-nhã, phải thực hành Bát-nhã. Bát-nhã quán chiếu là sự thực hành Bát-nhã để đạt đến thật tướng của Bát-nhã, tức là tánh Không.
-
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây...
-
Dựa vào bốn duyên mà luận, căn đúng là duyên giúp nhãn thức hiện hành, nhưng chỉ là một loại tăng thượng duyên...
-
Ngày nay, hiện tượng tín ngưỡng dân gian với nhiều hình thức làm cho con người không biết rõ bản chất thực hư của nó ra sao. Đất nước chúng ta quá nhiều tín ngưỡng giết hại, tín ngưỡng mê tín dị đoan, tín ngưỡng ông lên bà xuống, tín ngưỡng cúng sao giải hạn, và vô vàn các tập tục làm cho ta đánh mất chính mình mà không biết cách làm chủ bản thân. Hiện tượng xin bùa phép, phát lộc trong các đình, chùa, miếu để được làm ăn phát đạt, dán tiền lên tượng Phật, Bồ-tát hoặc lấy tay xoa lên hình tượng ...
-
Hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm sở dĩ được tôn xưng với danh hiệu không thể nghĩ bàn, là nhờ Ngài luôn ban bố niềm vui đến cho mọi người và sẵn sàng giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua sợ hãi khổ đau, đang chịu nhiều bất hạnh trong đời.
-
Đạo Phật là con đuờng giác ngộ, nhận biết rõ đích thực bản chất của mọi sự vật hiện tuợng nơi cuộc sống quanh ta, và chính ta để chuyển tiếp tịnh hóa thân tâm, mà đuợc hiện tại lạc trú ngay đây và bây giờ. Thế nhưng, sự thênh thang và lạc lỏng mãi miết xuôi theo dòng cảm thức trộn lẫn bởi bao cuồng nộ và mê lầm, nên sự tìm kiếm lại càng vô vọng, che ngăn trên đuờng trở về bổn xứ.
-
Thấy được lợi ích của việc sám hối: “Tẩy sạch bụi nhơ nơi thân tâm là do sám hối. Muốn tẩy sạch thân tâm mà không dùng sám hối, khác nào muốn tiện lợi qua lại mà chẳng dùng xe thuyền”.
-
“Người học kinh, xem giáo lí, mỗi câu mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình để làm sáng tỏ tánh giác”. (Thiền sư Bá Trượng) - (Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng; dịch giả: Thích Thanh Từ).
-
Nghiệp là một trong những giáo lý cơ bản của đạo Phật. Theo Phật giáo, nghiệp chính là nhân tố quan trọng mang tính quyết định tạo nên con người và hoàn cảnh xung quanh.
-
Tất cả chúng ta đều muốn được khen ngợi nhưng thật không may là chúng ta lại thường nghe lời chê bai. Tôi cho rằng như vậy là công bằng vì chúng ta thường hay chê bai người khác. Chúng ta ít khi khen ngợi ai. Hãy thử lắng nghe mình nói xem.
|
|