-
Người tu hành là nhắm đến con đường giải thoát khổ đau. TÌNH CHẤP NGÃ là đầu mối mọi thứ phiền não đau khổ trên thế gian này. Người biết tu, khéo tu không thể nào nuôi dưỡng nó.
-
Sáng ngày 28-1-2015 (9-12 Giáp Ngọ), nhận lời mời của TT.Thích Thiện Thông, trưởng BTC khóa tu Niệm Phật kỳ thứ 58 tại chùa Sắc tứ Minh Thiện (Diên Lạc, Diên Khánh, Khánh Hòa), ĐĐ.Thích Tâm An, trụ trì chùa Hưng Pháp (Đồng Nai) đã có buổi chia sẻ Phật pháp cho gần 300 Phật tử từ Nha Trang, Diên Khánh, Ninh Hòa…tham dự.
-
Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời với vô vàn cám dỗ như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều, chúng ta khó mà vượt qua những nhu cầu cần thiết đó vì nó có sức hấp dẫn lạ thường, hay lôi cuốn, chi phối con người vào chỗ đam mê, say đắm. Cho nên, lúc nào ta cũng sống với hai tâm trạng vui-buồn lẫn lộn bởi tốt-xấu, hơn-thua, nên-hư, thành-bại, được-mất trong cuộc đời mà đón nhận kết quả khổ đau hay hạnh phúc
-
Bất luận là ma trong tâm, hay ma bên ngoài, đều là cảm nhận vượt ngoài chủ thể sinh mạng, cũng chính là từ tâm lí bất an và chấp trước mà ra. Thực ra, không có thực thể bền vững mãi mãi.
-
Chúng ta thương nhưng thực sự ít ai biết được bản chất của tình thương. Nếu biết thực tập chánh niệm và quán chiếu, thì chúng ta sẽ có cơ hội nhiều hơn để hiểu biết và chuyển hóa bản chất của tình thương trong ta.
-
Lịch sử nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay chưa ai xác định rõ ràng trái đất và tất cả muôn loài, muôn vật có mặt tự bao giờ.
-
Trong 32 tướng tốt là có tướng "nhục kế" nhục là thịt, kế là búi thịt, về nguyên tắc thì Đức Phật cũng vẫn cạo đầu như quý thầy, nhưng vì quý thầy không phải là Phật nên không có tướng nhục kế.
-
Tôi có người bạn thích trò chuyện về thiền về đạo. Chú ấy ít hơn tôi chừng mười tuổi. Chúng tôi quen nhau đã lâu nên thường thật lòng với nhau.
Một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi đang đàm đạo thì có hai người hàng xóm ghé chơi. Họ cũng còn trẻ. Sau khi chào hỏi và dùng trà, một người hỏi tôi:
-
Một hôm đại đức A Nậu Lâu Đà trên đường đi khất thực bị một nhóm du sĩ chận lại cật vấn. Họ bắt thầy phải trả lời cho được câu hỏi của họ.Họ nói trả lời được thì họ mới cho đi. Họ hỏi:
-
Kinh Pháp Hoa có nói tới những viên ngọc dấu trong áo và đứa con nghèo khổ. Tôi đã kết hai câu chuyện này lại với nhau như sau. Có một cậu con trai con nhà giàu ham ăn chơi phung phí tiền của mà không ý thức được cái may mắn và hạnh phúc của mình. Người cha rất thương con nhưng không có cách gì giúp được. Ông biết trước là nó sẽ khổ, sẽ đi tha phương cầu thực, sẽ phải đi xin ăn. Biết rằng: “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” nên ông ta không la mắng nó và nghĩ rằng chỉ có kinh nghiệm khổ đau ...
-
Thấy-biết-vô-niệm hiện tiền tức là Viên Giác hiện tiền. Đó là giác ngộ (sơ ngộ) đích thực. Vô niệm hiện tiền là mở mắt sự sống (tuệ nhãn), là ấn chứng cho sự nghiệp “trưởng dưỡng thánh thai” - tức sinh mệnh tuệ giác.
-
Với phước duyên và chủng tử lành sẵn có, chúng tôi tin chắc nếu nỗ lực hành trì như lời Phật dạy, tất cả chúng ta đều sẽ thành tựu viên mãn quả vị Bồ đề.
-
Tất cả danh lợi, tiền của, sắc đẹp ở thế gian, chẳng những người Phật tử chúng ta không bị đắm nhiễm mà còn phải tích cực cống hiến cho xã hội. Như thế mới là bộ mặt chân thật của Phật giáo.
-
Quan niệm Phật như vị thần linh chỉ coi việc ban phước, giáng họa. Vì vậy, người ta không ngại gặp Phật thì cúng, gặp thần thì lạy, gặp ma quỉ thì cầu xin. Bởi trên cương vị ban phước giáng họa, họ không phân biệt đâu trọng đâu khinh, miễn vị nào đem lại được những điều cầu nguyện của họ là linh thiêng, bằng không thì hết linh ứng.
-
Nghi lễ để phát sinh lòng vị tha ao ước được giác ngộ là một nghi lễ đơn giản. Mục đích của nó là xác nhận và làm vững chắc khao khát đạt tới Cõi Phật của chúng ta vì lợi ích của mọi sinh linh. Sự xác nhận này rất cần thiết cho việc nâng cao luyện tập lòng từ bi
-
Sinh tử phiền não của mỗi người đều phải dựa vào sự tu hành của chính mình mà được giải thoát. Cho dù thân như cha mẹ, anh em cũng không thay thế được; giống như ăn cơm, mình ăn thì mình no, không có ai có thể ăn giúp ai được.
|
|