-
Bố thí là một trong những pháp hành phổ biến của người đệ tử Phật. Hãy cho đi một phần những gì mình có để tạo phước cho hiện tại và mai sau. Dĩ nhiên, người con Phật bố thí luôn hướng đến mục tiêu lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Cho đi để mình và người đều lợi ích, an lạc mới được gọi là bố thí đúng nghĩa.
-
Điều bạn cần quan tâm nhất là ngoài tình yêu thì hai bạn có thuận hợp nhau thực sự hay không...
-
HỎI: Thầy tôi xuất gia tu học có bằng cấp và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cấp giấy phép trụ trì từ năm 1972, và thầy tôi trụ trì chùa từ lúc ấy cho đến nay. Sau năm 1975, thầy tôi vẫn giữ nguyên các loại giấy tờ ấy. Vừa rồi, thầy tôi đã cao tuổi, muốn tiến hành một số thủ tục pháp lý cho ngôi chùa. Nhân đó, một số ban ngành chính quyền địa phương có vào chùa, sau khi xem xét các loại giấy tờ của thầy và họ nói là không công nhận tất cả các giấy tờ đó. Xin hỏi, những bằng cấp và ...
-
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, con đang rất khổ vì ba của con. Con không muốn nhìn mặt ba con nữa, dường như chuyện gặp ba đã trở thành một việc nguy hiểm đối với con. Con đã cho ba nhiều cơ hội để thay đổi. Nhiều lần con đã cố gắng thuyết phục mình đến gặp ba, nhưng bây giờ thì con không thể tiếp tục được nữa. Điều con muốn hỏi là liệu con có nên tiếp tục cố gắng làm cho ba thay đổi và cố gắng đến gặp ba nữa hay không, cho dù việc đó đang làm cho con mệt mỏi?
-
Tỳ Khưu Dhammika Bình Anson lược dịch -------------- Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika
-
Quan niệm cho rằng sau khi chết, hiến tặng các bộ phận cơ thể thì khi tái sanh thân thể sẽ khiếm khuyết các phần đã cho, hoàn toàn thiếu cơ sở. Bởi lẽ, nghiệp thức tái sanh tốt hoặc xấu của một cá nhân mới là nhân tố quan trọng quyết định tất cả về cảnh giới, sanh loại, giới tính, hình dạng, tính tình… của cá nhân ấy ở kiếp sau.
-
Không nên tin vào bùa ngải để tránh bị người xấu lừa gạt...
-
HỎI: Tôi có một người cháu gái xuất gia, hiện đã thọ giới Sa di ni. Thỉnh thoảng cô về thăm nhà vẫn “được” cha mẹ gọi tên tục như trước và sai bảo các việc linh tinh như lúc còn ở nhà. Tôi không rành về luật nghi trong đạo nhưng cảm thấy có gì đó… không ổn. Kính hỏi quý Báo, những người trong gia đình nên xưng hô và ứng xử thế nào đối với người thân đã xuất gia cho đúng đạo? (ĐINH HỮU HẠNH, thị trấn Trảng Bom, Đồng Nai)
-
Hỏi: Quan điểm về Nghiệp của Phật giáo có sự khác biệt như thế nào so với quan điểm Số mệnh của Nho giáo ?
-
Con ăn chay trường, thường ngày, sáng con tụng kinh Pháp Hoa và chiều lại niệm Phật công cứ. Nhưng khi đi chợ, thấy thịt cá tươi ngon, con thường mua về nấu cho con của con ăn. Xin hỏi: Như vậy con có tội hay không?
-
Kính bạch thầy, thường con hay đeo xâu chuỗi tay để niệm Phật, nhưng khi đi toilet con vẫn mang trong tay, như thế con có mang tội không?
-
Ngài có thể nghe thấy nỗi lòng của người khấn nguyện, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, khổ đau.
-
HỎI: Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Dù rằng, họ là những người có nhân cách tốt, là giảng viên giỏi, nhà quản lý tài năng và có đời sống vật chất khá đầy đủ. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Hay là do trong quá khứ họ đã tạo nghiệp nên trong hiện tại chịu quả báo cô đơn? Đây có phải là định nghiệp? Có thể chuyển nghiệp được ...
-
Trên facebook có bạn trẻ nêu câu hỏi, con mới bắt đầu tìm hiểu Phật pháp, khi thấy qua video trên mạng “Phật tử đưa bao thư (có tiền cho các thầy)”, việc làm này có đúng không?
-
HỎI: Tôi năm nay 21 tuổi và đang là sinh viên năm thứ ba ngành y. Tôi may mắn được gần gũi Phật pháp và quy y từ nhỏ vì nhà tôi ở gần chùa. Tôi thường đi chùa tụng kinh và cảm thấy tâm mình rất thanh thản, thư thái. Hoàn cảnh gia đình tôi cũng khó khăn, cha mẹ bất hòa nên hay gây gổ. Tôi cũng ít nói chuyện với gia đình, tâm sự thì càng không, mọi chuyện đều để trong lòng. Vì sẵn có duyên với chùa chiền nên khoảng mấy tháng nay tôi suy nghĩ về chuyện xuất gia. Tôi có trình bày với ba mẹ nhưng cả ...
-
“Họ sẽ lại hỏi: ‘Thấy có lợi ích gì trong việc dứt trừ dục tham, mà Đại sư nói ở nơi sắc phải điều phục dục tham; ở nơi thọ, tưởng, hành, thức điều phục dục tham?’ Các ông nên trả lời: ‘Nếu ở nơi sắc mà đoạn trừ dục, đoạn trừ tham, đoạn trừ niệm, đoạn trừ ái, đoạn trừ khát, thì đối với sắc nếu có biến đổi, hoặc khác đi, vẫn không khởi lên ưu, bi, khổ, não; và đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy.
|
|