-
Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.
-
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”. Trước đó tôi chưa nghĩ tới chuyện này, nhưng cũng thông minh đột xuất mà trả lời rằng “là do thức thức mạt-na thứ 7, vì nó chấp ngã cho nên mới có lo sợ”.
-
Để trở thành Phật tử, điều đầu tiên mỗi người cần làm, đó là phát nguyện quay về nương tựa ba ngôi báu (Tam bảo - gồm Phật, Pháp, Tăng), hay còn gọi là quy y Tam bảo.
-
Phàm là phàm phu, chưa tu tập viên mãn Bát Thánh đạo tức Giới - Định - Tuệ, chưa thành tựu Đạo tuệ, Quả tuệ để giác ngộ Tứ Thánh đế [1], trở thành một trong bốn bậc Thánh, gồm:
-
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân, còn đặc biệt quan tâm đến sự thịnh suy của Chánh pháp để lợi ích hữu tình. Bởi Chánh pháp còn hưng thịnh ở đời thì chúng sinh còn nơi nương tựa để hướng thiện, làm lành tránh ác.
-
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai), Nhị quả Tư-đà-hàm (Nhất lai), Tam quả A-na-hàm (Bất lai), Tứ quả A-la-hán (Vô sinh).
-
Ðức Phật khi dạy pháp gì cho đệ tử cũng nghĩ đến hạnh phúc hiện tại của người đệ tử mình, và lời dạy ấy phải thiết thực được ứng dụng ngay trong hiện tại và kết quả cũng được đem lại ngay trong hiện tại.
-
Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phá và tuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
-
Hàng đệ tử Phật ưa thích cúng dường lên Thế Tôn để gieo trồng thiện căn, vun bồi phước đức. Thường thì chúng ta hay sắm sửa cơm, nước, hương, đèn, hoa, trái (lục cúng) làm lễ phẩm dâng cúng Đức Phật. Sau khi đã thành tâm dâng cúng, lòng mình cảm thấy hoan hỷ với phước thiện đã làm. Siêng năng cúng Phật và Tam bảo nói chung sẽ thành tựu phước quả thù thắng trong hiện tại và vị lai.
-
Không riêng pháp môn niệm Phật mà niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm Hơi thở ra - Hơi thở vô, niệm Chết, niệm Thân và niệm An tịnh... nếu được tu tập sung mãn đều có thể đạt đến giải thoát.
-
Giáo pháp của Đức Phật là kho tàng diệu bảo, là mạch nguồn trí tuệ có công năng gội sạch cấu uế phiền não, đưa đến an lạc giải thoát.
-
Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”. Vấn đề là, trong khi các vị Lệ-xa có năm thứ báu của thế gian thì Như Lai và các đệ tử cũng có năm thứ báu riêng thù thắng hơn, thậm chí rất khó có được ở đời.
-
Thiết nghĩ sống trên cuộc đời này, bao giờ chúng ta cũng có người thương và có cả người ganh tức. Ganh tức vì quyền lợi, hay vì túc duyên giữa họ với mình. Vì vậy, Phật khuyên chúng ta cần cẩn trọng, bĩnh tĩnh, sáng suốt để giải quyết từng việc thích hợp nhất. Đó chính là thể hiện yếu lý của pháp quy y Phật là phát huy trí tuệ.
-
Gìn giữ Chánh pháp trụ thế lâu dài nhằm lợi ích chúng sinh là nhiệm vụ của các đệ tử Phật, nhất là hàng đệ tử xuất gia.
-
Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này. Vì thật tế cho thấy rằng có những người sau khi xuất gia rồi không biết mình nên làm gì.
-
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế.
|
|