Chi tiết tin tức

Nếu có 5 đức tính này thì người tu ở đâu cũng được thương kính

20:56:00 - 09/10/2021
(PGNĐ) -  Thực tế hiện nay, một số Tỷ-kheo trẻ cũng khá vất vả trong việc tìm cho mình một trụ xứ để nương tựa tu học. Thực trạng này hẵn có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết mỗi chúng ta phải tự xem lại mình như lời Phật đã dạy...

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilā, tại Veluvana, dạy các Tỷ-kheo:

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

1-Có giới và học tập các học pháp. 2-Nghe nhiều và khéo thành tựu nhờ chánh kiến. 3-Vị ấy sửa chữa những gì bị gãy, bị hư hại. 4-Khi đại chúng Tỷ-kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: “Nay đại chúng Tỷ-kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm phước đức. Nay là thời điểm làm các phước đức”. 5-Chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được bốn thiền không phí sức và hiện tại lạc trú.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. 

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Trú tại chỗ, phần Giúp đỡ nhiều, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.735)

LỜI BÀN:

Theo truyền thống thiền môn, chư vị Tỷ-kheo khi du hành và lưu trú trong bất cứ các tự viện hay chùa chiền nào cho đến ba ngày sau thì xem như không còn là khách mà phải thực hành trách nhiệm và bổn phận như Tăng chúng thường trụ ở nơi ấy. Để cho sự có mặt của mình không trở thành gánh nặng và đến đâu cũng được kính quý, mỗi vị Tỷ-kheo phải luôn phấn đấu tu học đồng thời góp sức cùng chư Tăng nơi trụ xứ ấy bảo vệ và xây dựng chùa chiền ngày càng vững mạnh, phát triển hơn.

Theo kinh nghiệm của Thế Tôn, khi gia nhập hội chúng mới, trước hết vị Tỷ-kheo cần phải nỗ lực tu tập, giới hạnh tinh nghiêm. Kế đến là thường xuyên học hỏi, nghe pháp để có nhận thức và quan niệm đúng Chánh pháp. Đồng thời vị ấy tự giác tham gia vào công việc như chấp tác, dọn dẹp, sửa chữa những gì bị hư hại làm cho chùa viện sạch đẹp, khang trang hơn. Đối với các bạn đồng tu mới du hành đến trụ xứ, Tỷ-kheo ấy phải sanh tâm hoan hỷ, kêu gọi các gia chủ cư sĩ cúng dường để gieo trồng phước báo và trợ duyên cho các huynh đệ đầy đủ phương tiện tu hành. Quan trọng nhất là vị Tỷ-kheo trong thời gian ở tại trụ xứ ấy đạt được các quả chứng và sống thảnh thơi an lạc.

Nếu hội đủ năm yếu tố trên, một vị Tỷ-kheo đi đến nơi đâu sẽ giúp ích cho nơi ấy rất nhiều. Và tất nhiên, vị ấy ở đâu cũng không trở thành gánh nặng, được mọi người thương mến, kính trọng và mong mỏi ở lại lâu dài. 

Trong thực tế hiện nay, một số Tỷ-kheo trẻ cũng khá vất vả trong việc tìm cho mình một trụ xứ để nương tựa tu học. Thực trạng này hẵn có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết mỗi chúng ta phải tự xem lại mình đã thực hành được những gì để đóng góp cho trụ xứ như lời Phật đã dạy?

 

Quảng Tánh

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin