-
Thiết nghĩ giáo pháp Phật tuy có nhiều pháp môn, nhưng không ngoài ba điều chính yếu là giới, định và tuệ. Dù chúng ta tu theo tông phái nào, pháp môn nào mà rời giới, định, tuệ, chúng ta đã biến Chánh pháp của Phật trở thành tà pháp.
-
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), chư Tăng bắt đầu ba tháng an cư mùa mưa (ở Ấn Độ) từ ngày 16-6 cho đến 15-9 âm lịch. Hàng năm đến thời an cư, chư Tăng tạm gác lại các Phật sự bận rộn như du hóa, hoằng pháp, hoạt động xã hội, từ thiện, để chuyên tâm tu học.
-
Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.
-
Tu thiền trong rừng bị ác ma nhiễu loạn thoạt nghe cũng sởn ốc, rùng mình. Càng đáng sợ hơn khi ác ma đây không phải dân ma mà chính là vua ma Ba-tuần, uy lực phá hoại cực kỳ mạnh mẽ.
-
Ngạn ngữ có câu “Nước đến chân mới nhảy” hoặc câu “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” để ám chỉ lối sống, lối hành xử buông thả, không lo xa, không tiên liệu, đợi đến khi tai họa, biến cố xảy ra mới quýnh lên, thì ôi thôi đã quá muộn màng. Điều này cũng giống như chư Tổ dạy, “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
-
Kinh điển Phật giáo có ảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí. Còn chưa qua sông mà toan bỏ bè thì ắt hẳn trôi sông, không tránh được họa chìm nghỉm. Thành ra, chiếc bè chỉ là phương tiện để qua sông. Khi đã qua sông sinh tử, sang bờ kia (đáo bỉ ngạn) rồi thì buông bè; không xả thì bè trở nên chướng ngại.
-
Sống ở đời, chúng ta luôn mong muốn mọi thứ đều diễn ra như ý, tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió, nhưng đó là điều không thể đạt được. Bởi cuộc sống có những thuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định của nó. Vậy thì khi khó khăn đến gõ cửa, ta phải làm sao?
-
Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn dùng hình ảnh một chiếc trống hư mục, da trống bị tróc từng mảng lớn, chỉ còn lại một đống gỗ, trở nên vô dụng để làm ảnh dụ cho hàng Tỳ-kheo đời sau không tu giới-định-tuệ; không hoan hỷ thọ trì Chánh pháp của Như Lai để được lợi ích xuất ly mà ngược lại, “Đối với những sách dị luận tạp nham thế gian, văn từ trau chuốt, tạp cú thế tục, thì chuyên tâm lãnh thọ, nghe những lời nói ấy hoan hỷ, kính cẩn tập theo”. Hạng người này là những chiếc trống mục trong Chánh ...
-
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiên và công bằng ấy thì lại không dễ, nhất là khi gặp phải những chuyện có vẻ nghịch lý trong cuộc sống, như tại sao người tốt thì chết yểu còn người ác lại sống dai…
-
Ai cũng biết bố thí và cúng dường là việc tốt, là nhân lành của phước báo giàu sang, đủ đầy ở tương lai. Nhưng vì tâm và hạnh trước, trong và sau khi bố thí vốn khác nhau nên phước quả cũng tương ưng sai biệt thành năm bảy đường.
-
Stress là từ được mượn từ bộ môn vật lý học và kỹ thuật, nghĩa chính xác của nó là “tạo một lực đủ mạnh lên một vật để làm cho vật đó biến dạng”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần thì stress liên quan đến sự phản ứng của một người (về thể chất và cảm xúc) đối với áp lực từ môi trường cũng như từ chính bản thân.
-
Đức khiêm hạ, cung kính và phục tùng các bậc phạm hạnh trên trước là nền tảng đạo hạnh của người tu.
-
Làm bất cứ việc gì, muốn thành công cần phải có sức khỏe, thông minh, nhất là ý chí, nghị lực, nhiệt tâm của tuổi trẻ.
-
Theo như lời hứa với Ma vương tại đền thờ Cāpāla thì vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Đức Phật sẽ viên tịch Níp-bàn 1.
-
Đọc kinh Phật, chúng ta thường gặp những ảnh dụ như: Có người ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng (nước bọt), sự phỉ nhổ này chưa chắc đã trúng ai nhưng khó tránh họa nước miếng tự rơi xuống mặt mình.
-
Trong kinh Nhất Dạ Hiền Dạ đức Phật dạy: “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến chi có nhân hiện tại, tuệ quán chính là đây.” Tiếp xúc được với những gì nhiệm mầu có mặt trong giây phút hiện tại là để được nuôi dưỡng và trị liệu.
|
|