Danh sách tin tức
  • Trong cả Phật giáo Nguyên thủy lẫn Phật giáo Đại thừa đều có tư tưởng về Bồ tát. Các ngài xả thân vì hạnh nguyện mang lại lợi lạc cho chúng sanh, gieo duyên cứu nhân độ thế. Người con Phật tu tập dù theo pháp môn nào, hệ phái nào cũng cùng một đích đến là giải thoát khỏi khổ đau, luân hồi. Qua quá trình phân tích về phương tiện trong Phật giáo Đại thừa, bài viết cho thấy tư tưởng về Bồ tát có cội nguồn uyên nguyên trong lời dạy của Đức Thế Tôn và đã được tiếp biến, phát triển phù hợp với căn cơ ...
  • Trong Luật tạng, không riêng gì Luật tạng Pāli (LTP) hay Tứ phần luật (TPL), mà hầu hết bốn bộ luật còn lại của Phật giáo đều đề cập đến Bát kỉnh pháp. Đây được xem là điều kiện cần và đủ để nữ giới được vào cánh cửa giải thoát. Từ đó, Ni đoàn được thành lập.
  • Ước nguyện về một đời sống no đủ và thịnh vượng là khát vọng cháy bỏng của con người ở mọi thời kỳ. Nhằm đáp ứng một phần ước nguyện đó, nhiều tôn giáo đã xây dựng và định hình nên những vị thần chuyên trách, thường gọi là thần tài.
  • Xưa kia, đạo Bà-La-Môn đã đánh phá Phật giáo một cách tàn khốc, thâm độc, có hệ thống và toàn diện cho đến nỗi Phật giáo đã bị bứng gốc khỏi Ấn Độ, là nơi nó đã được sinh trưởng và phát triển một cách cao độ.
  •  Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch.
  • Thiền phái Trúc Lâm ra đời trong hoàn cảnh  đất nước thống nhất tự chủ trên nền tảng  hào khí Đông A. Thiền phái ra đời cũng cổ vũ ý thức độc lập tự chủ của dân tộc trên các phương diện khác. Từ việc xây dựng quốc gia Đại Việt độc lập tự chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa… cho đến tín ngưỡng tâm linh.
  • Tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh mà mỗi người có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau nên không có lý do gì đả phá, chỉ trích bất kỳ ai. Cũng vậy, mỗi tôn giáo, tín ngưỡng đều có những quy chuẩn giáo lý riêng, tùy theo nhân duyên, căn cơ mà tín đồ đến và thực hành theo. Là tăng sĩ trẻ sống trong thời hiện đại, noi theo tấm gương các bậc tiền nhân hộ trì chính pháp, người viết xin được mạo muội trình bày quan điểm của mình qua các vấn nạn về Phật giáo trong tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Tử.
  • Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ với quá trình du nhập và phát triển cho đến nay đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Với những giai đoạn và các thời kỳ lịch sử Phật giáo Nam tông Khmer ở vùng Nam Bộ có những biến đổi và vị trí riêng. Những giáo lý, giới luật đã được đức Phật chế định từ khi giác ngộ đến khi nhập diệt cho đến nay đã được người Khmer ở Nam Bộ giữ gìn và lưu truyền từ đời này sang đời khác, con tiếp nối cha đời tiếp nối đời. Những quy định không chỉ thể hiện trong giới luật nhà Phật mà ...
  • Tư tưởng tam giáo tịnh hành xuất hiện ở nước ta từ rất sớm và vẫn còn những ảnh hưởng sâu sắc trong hiện tại và lâu dài trong tương lai. Qua mỗi thời kỳ khác nhau, tư tưởng Nho - Phật - Lão tịnh hành vừa kế thừa những thành quả của giai đoạn trước vừa phát triển những điểm riêng của mỗi thời kỳ. Trong quá trình phát triển, người dân Việt Nam nói chung, những nhà tư tưởng nói riêng đã tìm cách dung nhiếp những giá trị tốt đẹp của cả ba tôn giáo nhằm xây dựng nên một tư tưởng hài hoà, bổ trợ cho ...
  • Việt Nam đã trải qua lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Có thời kỳ rất hưng thịnh nhưng cũng có những giai đoạn suy vi. Trong các thời kỳ hưng thịnh thì không thể không kể đến triều đại nhà Lý - một triều đại đã để lại cho dân tộc Việt Nam rất nhiều vẻ vang không chỉ ở mặt chính trị, văn hóa, nghệ thuật mà còn vẻ vang về mặt Phật giáo.Công lao đầu tiên của nhà Lý đó là vị vua Lý Công Uẩn, một người mang phong thái nhà chùa nhưng tiềm ẩn cốt cách của một vị vua.
  • Nguyễn Hoàng là người đặt nền móng cho sự phát triển của Phật giáo, tuy chỉ xuất phát từ ý đồ chính trị, cốt để thu phục lòng người. Nhưng về sau, các chúa Nguyễn đã dần trở thành những tín đồ của Phật giáo, là những phật tử đặt nền móng cho sự phát triển Phật giáo tại Thuận Hóa.
  • Ngôn ngữ Pāli gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam Á, điển hình như ở các nước Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Vào thời kỳ đầu xây dựng đất nước, tại các quốc gia này, các tu viện Phật giáo đã trở thành các trung tâm văn hóa và học thuật.
  • DẪN NHẬPNgôn ngữ là phương tiện kết nối, giúp truyền tải những thông điệp của người nói đến người nghe. Dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào, vị trí nào thì ngôn ngữ vẫn được xem là yếu tố chính yếu để vận hành mọi hoạt động. Giáo lý của Đạo Phật cũng vậy, nhờ những ngôn ngữ truyền tải mà hình thành nên một hệ thống giáo pháp vô cùng sâu mầu. Đức Thế Tôn đã đưa ra những triết lý tu tập, trải nghiệm đời sống, thực hành giáo nghĩa bằng những ngôn ngữ đương thời để hướng dẫn Đoàn thể Tăng già và ...
  • Chúa Trịnh Tùng là người có công lớn trong buổi đầu nhà Lê Trung Hưng. Sau khi bình định thành Thăng Long và đưa vua Lê trở về Đông Đô, chúa Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương, trên thực tế phủ chúa trở thành thế lực có uy quyền nhất triều đình nhà Lê. Do trải qua nhiều năm chiến tranh, nhân dân rất cần một sự an ủi về mặt tâm hồn, Phật giáo vì thế được triều đình kính trọng. Các ngôi chùa được tu bổ, xây mới, đất ruộng của nhà chùa được bảo vệ, chư Tăng, Ni được bảo đảm tu tập và hoằng ...
  • Phật giáo khi đến Trung Quốc cũng đã trải qua những giai đoạn như vậy, thông qua tác phẩm Hộ Pháp luận của Thừa tướng Trương Thương Anh chúng ta phân tích những luận điểm đả phá của ngoại đạo, đồng thời cũng thấy được sự thực là trong giai đoạn Phật giáo bị đả kích, bài báng nặng nề nhất, cũng là lúc xuất hiện những vị hộ pháp hết mình hộ trì để Phật giáo đứng vững và phát triển.
  • Phần lớn Tam tạng xuất phát từ Lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, về mặt lịch sử thì kinh điển và giáo lý của Phật giáo thời bấy giờ không được ghi chép trong sách vở, do trí nhớ không chính xác hoặc cũng có thể có lúc – có khi cách hiểu của các đệ tử, nên truyền khẩu có thể sai lệch. Hơn nữa, cũng không loại trừ có thể có trường hợp một số đệ tử khi giải thích đã tự ý biện giải, ghi lại theo quan điểm riêng.Ngày nay, ở góc độ học thuật có thể cần phải trao đổi để làm rõ những sự hiểu lầm về kinh ...