Chi tiết tin tức Hệ thống biểu tượng Phật giáo trên Tạp chí Vạn Hạnh 19:49:00 - 25/02/2024
(PGNĐ) - Với tiêu đề Hệ thống biểu tượng Phật giáo trên Tạp chí Vạn Hạnh, người viết thông qua việc giới thiệu, thống kê và giải mã các biểu tượng thường nói đến trong các bài thơ của Tạp chí Vạn Hạnh như: Hoa sen, chữ vạn, bánh xe pháp luân, ngọn lửa, mặt trời, đám mây,… Đồng thời, phát hiện góc nhìn mới mẻ về thơ 1956-1965 chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học Phật giáo hiện đại, giúp người tiếp cận có góc nhìn chuyên sâu về giáo lý Phật giáo và thơ ca Phật giáo ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
TẠP CHÍ VẠN HẠNH Tạp chí Vạn Hạnh ra đời năm 1967 và đình bản năm 1975. Bộ Tạp chí Vạn Hạnh do Thư viện Huệ Quang phục chế, tái bản vào năm 2014. Khi giới thiệu về bộ tạp chí, Hòa thượng Thích Không Hạnh đã nói: “Vạn Hạnh có 4 số đôi là 8&9, 13&14, 20&21, 23&24; hai số 1 là 1 thượng và 1 hạ. Như vậy, nếu thật sự số 25 đã được xuất bản thì Vạn Hạnh có tổng cộng 26 số. Khổ báo 16×24 cm, mỗi số dày từ 150-300 trang” [2]. Trong đó có hơn 40 bài thơ mang nội dung chuyên sâu về tư tưởng Phật giáo và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mang âm hưởng trang trọng, thiết tha, đi sâu vào lòng người. Thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh đăng tải trên các số xuất bản từ năm 1965 đến 1975 ở miền Nam Việt Nam. Đấy là sự tiếp nối mạch văn học Phật giáo từ thời tiền chiến, từ cận đại đến hiện đại. Tác giả cho rằng, những bài thơ Phật giáo trên Tạp chí Vạn Hạnh có thể lý giải thêm từ góc nhìn biểu tượng học để độc giả hiểu hơn về văn học Phật giáo giai đoạn trước năm 1975. BIỂU TƯỢNG Với tiêu đề Hệ thống biểu tượng Phật giáo trên Tạp chí Vạn Hạnh, người viết thông qua việc giới thiệu, thống kê và giải mã các biểu tượng thường nói đến trong các bài thơ của Tạp chí Vạn Hạnh như: Hoa sen, chữ vạn, bánh xe pháp luân, ngọn lửa, mặt trời, đám mây,… Đồng thời, phát hiện góc nhìn mới mẻ về thơ 1956-1965 chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học Phật giáo hiện đại, giúp người tiếp cận có góc nhìn chuyên sâu về giáo lý Phật giáo và thơ ca Phật giáo ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Vậy biểu tượng là gì? Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”; theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [3]. Biểu tượng trong thơ là những hình ảnh, sự vật, hiện tượng, âm thanh,… có thật trong cuộc sống, được lưu giữ lại trong ký ức hoặc trí nhớ của con người và sáng tạo nghệ thuật. Hệ thống biểu tượng trong Tạp chí Vạn Hạnh được các nhà thơ sử dụng phong phú và sinh động, tiêu biểu như: Con người, hoa sen, mặt trời, ánh sáng, ngọn lửa, dòng sông, ngọn núi, mây, gió, trăng, sao,… hoặc thanh âm cuộc sống như: tiếng chim hót, tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy, tiếng súng đạn,… cùng những thứ có mặt trên thế gian. BIỂU TƯỢNG HOA SEN Khi con người có thể rũ sạch bụi trần, tâm sẽ tịnh trong. Tâm tịnh trong được so sánh với vẻ đẹp tao nhã của hoa sen. Vì vậy, hoa sen là biểu tượng cho sự giác ngộ thanh tịnh. Hoa sen còn là loại cây mọc lên từ bùn, biểu tượng cho vô nhiễm với mùi thơm nhẹ nhàng tượng trưng cho sự thanh khiết; hoa sen chỉ sáng nở, tối tàn tượng trưng cho sự vô thường và nụ-hoa-đài-hạt của hoa sen tượng trưng cho nhân quả. Cho nên “Đức Phật Thích Ca dùng nó đặt tên các bộ kinh lớn như Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, để dụ diệu pháp với liên hoa” [tr.17. 5]. Theo giáo lý Phật giáo, sống chết là quá trình tương tục, không có khởi đầu và kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh tử luân hồi liền ngồi trên đài sen. Còn những người đang tu tập được ví như búp sen. Hiện nay, các vị xuất gia và tại gia gặp nhau thường chắp tay xá chào, với ý nghĩa “Sen búp xin tặng người một vị Phật tương lai”. Điều đó thể hiện hiện ý nghĩa “đài sen” chính là biểu tượng triết lý vô ngã, sống giữa “bụi đường” mà vô nhiễm, người có thể đạt trạng thái đó gọi là giác ngộ, giải thoát. Tư tưởng phương Đông xem hoa sen “tượng trưng cho sự phát triển tâm linh. Các tín đồ Phật giáo tin rằng sự phát triển tâm linh được biểu hiện qua hình ảnh hoa sen. Mọc lên từ bùn, gốc rễ của hoa đại diện cho đời sống thế tục. Cuống hoa, vươn lên mặt nước, ngụ ý những kinh nghiệm có được trong quá trình phát triển. Cuối cùng là hình ảnh đóa sen tuyệt đẹp đón nhận ánh mặt trời, hình ảnh tượng trưng cho sự giác ngộ” [6]. Từ đó, hoa sen tỏa mát khắp nhân thế, ung dung tĩnh tại giữa vô thường. BIỂU TƯỢNG MÁI CHÙA Câu thơ đã khẳng định giá trị to lớn của mái chùa gắn bó bao thế hệ. Mái chùa từ lâu đã trở thành trường học, nơi vui chơi của trẻ, là nơi gìn giữ nền văn hóa dân tộc. Vì thế, mái chùa là nơi nuôi dưỡng đời sống tinh thần và vật chất. Giá trị to lớn ấy, một lần nữa được nhà thơ Phổ Đức thể hiện trong bài thơ Hướng về chân như trên Tạp chí Vạn Hạnh. Không phải tự nhiên mà nhà thơ Nguyễn Phố đã đặt ngang biểu tượng ngôi chùa với núi sông trong bài thơ Kỷ niệm Thành đạo, muốn nói đến ngôi chùa có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ non sông đất nước, là nguồn sống của nhân sinh. “Chót vót ngôi chùa” mang nghĩa đen là hình ảnh ngôi chùa cao lớn và nghĩa bóng là niềm tin chánh pháp trường cửu, cao sâu của người con Phật. Bởi “con người ta ở đời, kiếp sống thì có hạn mà sự hiểu biết thì vô hạn, cho nên đem tâm tín ngưỡng, tất phải trải qua thử thách hành bao nhiêu năm thì sự tin đó mới được chắc chắn vững vàng”. BIỂU TƯỢNG TRÍ TUỆ: TIẾNG CHUÔNG Chuông tiếng Phạn gọi là Ghantā, người Hoa dịch là chung, khánh, là một pháp khí quan trọng trong Phật giáo. Chuông là một loại nhạc cụ, được đúc bằng kim loại đồng, phát ra âm thanh trầm bổng, ngân nga. Các tự viện thường dùng tiếng chuông làm thước đo thời gian, mỗi lần tiếng chuông vang lên cũng là hiệu lệnh của ngôi già lam, quý thầy cần chấp hành theo công việc quy định. Những bài thơ trên Tạp chí Vạn Hạnh ngoài những hình ảnh mang tính biểu tượng còn có âm thanh mang tính biểu tượng, đó là tiếng chuông, tiêu biểu như bài thơ Chuông chùa Diệu Đế: Đầu bài thơ Vết chữ trăng sao, nhà thơ Đinh Hùng (1920-1967) đã dùng biểu tượng tiếng chuông nói lên lời cảm thán: Tiếng chuông có công năng thức tỉnh vạn loài, hướng về lẽ chân thật, thoát khỏi mê lầm, không còn vô minh tăm tối. Tiếng chuông trong bài thơ Vết chữ trăng sao mang nỗi buồn tâm trạng của nhà thơ Đinh Hùng trước thời cuộc thịnh suy, thể hiện qua hình ảnh đầy tính liên tưởng, “nước mắt hoa sen” là giọt nước mắt của những người đệ tử Phật, giọt nước mắt ấy trôi đến nơi nào làm “sáng ngời tinh tú” ở nơi đó. BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG Hai chữ “Triêu dương” theo Từ điển Hán Nôm giải thích nghĩa là mặt trời ban mai, mặt trời mới mọc, hướng về ánh mặt trời, tương tự với “hướng dương”. Nhà thơ Trụ Vũ lấy ánh sáng làm biểu tượng của bài thơ, qua hình ảnh “ánh sáng mặt trời của buổi sớm mai trong veo, nhẹ nhàng, ánh sáng của sự sống và ánh sáng diệu huyền của tâm linh” soi đường cho nguồn tâm. Hình ảnh “những con kiến hành hương về ánh sáng” là hình ảnh biểu tượng cho những người đang rời xa tăm tối tìm về nẻo giác. Bởi si mê lầm lạc mà con người quên đi những giá trị nhân sinh cao cả, chạy theo vật chất bên ngoài, rồi những thứ giả dối mà cho là thực, để tự mình đánh mất giá trị đích thực của lẽ sống. Con người muốn dập tắt si mê, cố chấp, hẹp hòi, sân hận,… thì phải có trí tuệ. Thật vậy, trên thế gian này, nơi nào có ánh sáng nơi đó không còn tăm tối và trí tuệ được khai sáng. Ví như, ánh hào quang của Đức Phật sau khi người chứng ngộ đã chỉ cho con người giáo lý và đề chỉ cho con người tính bình đẳng: “Mọi người đều có Phật tánh và có khả năng thành Phật.” BIỂU TƯỢNG CON ĐƯỜNG Mỗi con đường có người tiên phong, có người khai sơn, phá thạch; cũng có người theo gót người đi trước và cứ thế vượt qua bao chướng ngại để đi đến đích; có người khi gặp gian nan biết rẽ lối; cũng có người chọn sai đường nhưng không biết quay đầu, rồi kiên nhẫn một đời đi, một đời lầm đường, một đời mê muội, kết quả chẳng gặt được gì ngoài hai chữ đau thương. Con đường cũng là biểu tượng thường được nhắc đến trong thơ ca cách mạng Việt Nam, đó là: con đường lý tưởng, con đường cách mạng, con đường ký ức, con đường ra trận… thể hiện trong thơ ca cách mạng: Có con đường chân lý trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: Trong thơ in trên Tạp chí Vạn Hạnh còn có con đường chân như, con đường giác ngộ, con đường hướng thiện, con đường diệt khổ,… và Tâm Minh Trần Tuấn Khải đã viết bài thơ có tựa đề Đường tu: Giữa xã hội bất ổn liên miên vẫn còn có con đường rộng lối thênh thang, đó là con “đường tu”. Trước tình hình của đất nước trong chiến tranh, thơ ca Phật giáo nếu chỉ truyền tải thông điệp u buồn, bế tắc sẽ khiến nhiều người không tìm được con đường chân chính và mất niềm tin vào tương lai, cũng như lối thoát trong đời sống thực tại. Bài thơ, với thông điệp lành mạnh đã giúp người đọc rộng mở hiểu biết và xây dựng niềm tin yêu cuộc sống. Biểu tượng con đường trong bài thơ Đường tu mang tính biểu trưng cao, gắn liền với cảm xúc và tư duy của nhà thơ để cảm nhận “Đường tu rất thênh thang rộng rãi”. Đường tu chỉ con đường tu học của người xuất gia và người tại gia. Dù trải qua bao biến cố, gian nan… hành giả tu học vẫn hân hoan với con đường mình đã chọn, sự hân hoan ấy được thể hiện ở câu thơ cuối, khi nhà thơ lặp lại câu “Đường tu thênh thang rộng rãi”. Khi đọc Tạp chí Vạn Hạnh người đọc còn bắt gặp những bài thơ mang tính biểu tượng con đường, một cách mới lạ, đặc biệt trong bài thơ Ngăn cách của nhà thơ Doãn Quốc Sỹ (tập thơ Ác mộng). Biểu tượng con đường mà nhân vật “tôi” đang đi trong bài thơ Ngăn cách là con đường “vụn nát, lạc lối” nhưng dù đi trên con đường có bế tắc, hiểm nguy, khốn khó thế nào đi nữa thì cuối bài thơ, nhân vật “tôi” đã tìm ra lối thoát cho con đường ấy “Tôi phải bay mình lên cao/ Bỏ lại dưới chân những khúc đường vụn nát.” Trên muôn vạn nẻo đường cũng thế, có con đường được trải lụa, nhưng cũng có con đường đầy hố chông và gai góc. Điều quan trọng đó là người đi trên đường không được mất ý chí. Khi và chỉ khi con người còn có ý chí, còn tìm thấy hướng sáng thì con đường dẫu có gian lao, khó nhọc,… cũng đi đến đích. BIỂU TƯỢNG CHIẾC THUYỀN Hình ảnh con thuyền trong bài thơ của tác giả Phổ Đức (1940-2013) là biểu tượng đặc sắc, ẩn chứa triết lý nhân sinh cao cả và nghệ thuật liên tưởng độc đáo. Chỉ qua ba hai câu thơ nhưng lại mở ra cho người đọc muôn vàng hiểu biết: Hình ảnh chiếc thuyền không phải là chiếc thuyền đưa người qua sông, không phải chiếc thuyền đơn thuần mà là “thuyền đời” chỉ cho đời người, giúp người đọc liên tưởng đến những kiếp người vì vô minh che mờ trí tuệ rồi tạo ra những việc ác,… Ngòi bút của thi sĩ Phổ Đức đã tạo nên chiều sâu không gian bến bờ và thời gian trầm luân trong cảnh luân hồi, mãi không thể “hồi sinh”. Nhà thơ khẳng định khi và chỉ khi con người có thể “rửa sạch tiền căn”, nghĩa là mọi nguyên nhân dẫn đến việc ác có thể đoạn trừ thì trí tuệ mới “rực sáng Niết-bàn.” Khi chứng kiến những đau khổ trong cuộc sống hiện tại, nhà thơ đã nói lên ước mơ của mình về chiếc thuyền qua bài thơ Vết chữ Trăng sao của nhà thơ Đinh Hùng. Niềm mơ ước thể hiện trong bài thơ của Đinh Hùng bắt nguồn từ xúc cảm, suy nghĩ ấp ủ bấy lâu. Qua đó thể hiện ước muốn “Làm những con thuyền đêm đêm chở hồn ra khơi” là biểu tượng chuyên chở tâm hồn muốn thoát ly thực tại. Sự thoát ly này không đơn điệu, chỉ một mình, mà còn muốn thoát ly cho những người khác vì có từ “những con thuyền”. Qua ước mơ, chúng ta nhận thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Đinh Hùng là hướng con người về những chuẩn mực đạo đức, ước mơ hướng thiện chứ không phải những ước mơ tiêu cực. KẾT LUẬN Những biểu tượng được phân tích trong thơ Tạp chí Vạn Hạnh giúp người đọc tìm thấy những hình ảnh thiên nhiên đất nước xinh đẹp, đầy sức sống và con người có ý chí, niềm tin vững chãi. Một số biểu tượng Phật giáo tiêu biểu thể hiện trên Tạp chí Vạn Hạnh như: Hoa sen, mái chùa, con thuyền, con đường… được các nhà thơ am hiểu Phật giáo như Vũ Hoàng Chương; Đinh Hùng; Nhất Hạnh, Trúc Thiên,… đã kỳ công sáng tác giải mã. Trong lĩnh vực văn học, thơ ca trên Tạp chí Vạn Hạnh đã tạo nên nét nghĩa hai mặt cho các biểu tượng, buồn nhưng không bi quan, chán nản nhưng không tuyệt vọng, thua cuộc nhưng cũng không lùi bước, tăm tối nhưng luôn hướng về ánh sáng.
Nguyễn Thị Thuý/TCVHPG417
Tài liệu tham khảo:
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |