-
Với tiêu đề Hệ thống biểu tượng Phật giáo trên Tạp chí Vạn Hạnh, người viết thông qua việc giới thiệu, thống kê và giải mã các biểu tượng thường nói đến trong các bài thơ của Tạp chí Vạn Hạnh như: Hoa sen, chữ vạn, bánh xe pháp luân, ngọn lửa, mặt trời, đám mây,… Đồng thời, phát hiện góc nhìn mới mẻ về thơ 1956-1965 chỉ ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn học Phật giáo hiện đại, giúp người tiếp cận có góc nhìn chuyên sâu về giáo lý Phật giáo và thơ ca Phật giáo ở miền Nam Việt Nam trong ...
-
Thiền sư Tông Diễn, hiệu Chân Dung (1640-1711) là vị thiền sư Việt Nam, đời pháp thứ 37 tông Tào Động, quê quán ở thôn Phú Quân, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ngài sống dưới triều Lê Trung hưng, được phong hiệu Đại Tuệ Quốc Sư khi trở thành bậc tôn sư của triều đình đương thời. Ngài là pháp tử của Thiền sư Thông Giác – Thủy Nguyệt, được tôn xưng là Tổ sư đời thứ 2 của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam.
-
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Chân Nguyên là một nhân vật lớn, trong đó không thể không nhắc đến các đóng góp của ông về tư tưởng Phật giáo cũng như văn học Phật giáo vô cùng quan trọng.
-
Thời kỳ Lê Trung Hưng (Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) dòng thiền Lâm Tế Trung Hoa được truyền vào Việt Nam và đã vô cùng phát triển ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ngoài những sơn môn nổi tiếng của Lâm Tế Đàng Ngoài như: chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Ninh Phúc (Bút Tháp) thì sơn môn Bổ Đà (Tức chùa Bổ Đà – Việt Yên, Bắc Giang ngày nay) cũng từng là một trung tâm thiền học lớn của dòng Lâm Tế. Đến nay, chùa Bổ Đà vẫn còn lưu lại rất nhiều di sản văn hóa Phật giáo vô cùng giá trị đánh dấu một ...
-
Đạo Phật ra đời không ngoài mục đích ban cho chúng sanh niềm an lạc và hạnh phúc. Nhưng để tồn tại, chúng đệ tử cần biết giữ gìn và thực hiện theo lời dạy của Ngài. Trong số đệ tử của Đức Phật thời bấy giờ có một vị Ưu-bà-tắc được mệnh danh là Đại thí chủ và rất tín tâm. Đặc biệt ở đây, dù là cư sĩ nhưng vị ấy đã bước vào dòng Thánh Tu Đà Hoàn (Sotāpanno) ngay lần đầu gặp Phật, đó chính là Sudattā còn được gọi là Cấp Cô Độc, một thương gia trẻ rất giàu có ở thủ đô Sāvatthi xứ Kosala. Với tâm ...
-
Theo Phật giáo Nam truyền, ngày Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn của Đức Phật đều diễn ra vào ngày trăng tròn tháng Vesākha; với Phật giáo Bắc truyền, ngày Thành đạo diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch.
-
Văn bia Phật giáo thời Lý là tư liệu lịch sử mang tính xác thực đối với việc tìm hiểu các vấn đề về chính trị, lịch sử, văn hóa – xã hội. Khi tiếp cận nội dung văn bia của thời kỳ này, chúng ta bắt gặp những tiểu sử cuộc đời, những lời ngợi ca về thời đại, những công lao vĩ đại và phẩm chất tốt đẹp của các vị vua anh minh, các bậc danh tăng, các vị anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu, tìm hiểu để làm sáng tỏ các vấn đề địa phương thì ít có đề tài nào đề cập đến. Trong bài viết ...
-
Xuất thân từ tầng lớp tiện dân và tận mắt chứng kiến sự đối xử bất công, tàn nhẫn của chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ, nên Tiến sĩ B.R.Ambedkar luôn thấu hiểu và khát khao xây dựng một xã hội mà giữa các giai cấp được đối xử bình đẳng với nhau. Do đó, ông đã không ngừng nỗ lực hoạt động để biến ước mơ đó trở thành hiện thực. Từ một người có địa vị thấp hèn, bị cho là dơ bẩn và không thể chạm tới, Tiến sĩ B.R.Ambedkar đã khẳng định giá trị bản thân qua học tập và vượt qua mọi trở ...
-
Nếu muốn, con người có thể tu tập để đi đến chỗ giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, mà vào một nơi nào đó không sinh không diệt, đời đời không có đau khổ mà chỉ có an lạc. Nơi đó, Bà La Môn giáo gọi là Brahman tức là Đại Ngã. Phật giáo tạm gọi là Niết Bàn, là Chân Như.
-
Tổ sư Minh Đăng Quang đã đưa ra một tư tưởng hết sức độc đáo: “Trong các sự bất hòa của thân tâm, gia đình xã hội, thì chỉ có đạo đức gián ngăn, cứu vớt đưa lên hết thảy mới được. Chính hơi thở của chúng sanh kéo dài từng hơi một là do ảnh hưởng của đạo đức vậy. Không có đạo đức thì cõi trần thế cháy bừng một cái một, chúng sanh đã tắt thở từ lâu, và không bao giờ sanh sản có ai được cả”.
-
Lục độ tập kinh là những bài kinh được trình bày theo thể loại truyện tập trung thể hiện sáu pháp tu tập cao thượng vượt khổ đau thành tựu giác ngộ (chúng ta quen gọi là lục độ ba la mật).
-
Vụ thảm sát tại Đài Phát thanh Huế ngày Phật đản năm 1963 có nhiều nhân chứng, trong đó có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ GHPGVN. Năm nay đã ngoài 80 nhưng ký ức về biến cố đau thương này vẫn không thể quên trong tâm thức của vị giáo phẩm ở cố đô Huế…
-
Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973), Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN là một bậc Cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
-
Mùa Phật đản của năm Quý Mão, đúng 60 năm trước, là một mùa Phật đản không bao giờ có thể xóa mờ trong ký ức và hồi tưởng của người Phật tử Việt Nam.
-
Qua sự vận động của Hồng y Francis Spellman với chính giới Hoa Kỳ, sự can thiệp của chính quyền Pháp, ngày 16-6-1954 tại biệt điện ở Paris, Quốc trưởng Bảo Đại đồng ý bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Việt Nam, thay thế Chính phủ Bửu Lộc.
-
Sau những ngày quàn tại chùa Xá Lợi, thi hài Bồ-tát Thích Quảng Đức được đưa ra An Dưỡng Địa, Phú Lâm hỏa thiêu. Việc hỏa thiêu lẽ ra đã sớm hơn một ngày, nhưng có tin cảnh sát của chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ có hành động ngăn chặn nên phải tạm hoãn.
|
|