-
Phật giáo phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao vào triều Lý, bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ (Công Uẩn). Vua xuất thân tại cửa thiền, được sư Khánh Văn và sư Vạn Hạnh nuôi dạy từ tấm bé đến trưởng thành. Sau khi lên ngôi, Thái Tổ xuất ngân khố xây dựng và sửa chữa chùa tháp khắp nước, tạc tượng đúc chuông, dựng “Tàng Kinh Các” (nơi chứa kinh) và nhiều lần sai người sang nhà Tống thỉnh Tam tạng kinh (Kinh Luật Luận, trong đó có hai bộ Hoa Nghiêm và Pháp Hoa) về cho tăng ni hoằng dương đạo pháp. Dựng ...
-
Mối quan hệ văn hóa và tín ngưỡng là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của từng dân tộc.
-
Tết Trung thu là một lễ hội dân gian truyền thống ở khu vực Đông Á được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.
-
Trong tâm thế khách quan, cẩn trọng và cân nhắc, chúng tôi sẽ lần lượt góp ý về những vấn đề này được trình bày qua hai bài viết...
-
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
-
Lịch xử Phật giáo trong hơn 2000 năm chỉ duy nhất có ngài Cưu Ma La Thập sau khi hỏa táng đã lưu lại xá lợi lưỡi được cả thế giới tôn sùng, truyền tụng. Nhưng vào năm 2002, một nhà sư Việt Nam khi viên tịch đã lưu lại chiếc lưỡi xá lợi huyền diệu khiến giới Phật giáo và dư luận cả nước không khỏi xôn xao.
-
Tổ khai sơn chùa Từ Vân (Nha Trang), húy thượng Như hạ Chất, tự Tâm Phát, đạo hiệu Nhơn Trực, thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Võ Phương, sinh năm 1886 tại Gò Dưa, Phước Hải nay là phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngài là đệ tử của Tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt, hiệu Phước Tường, ngài là đồng sư với Bồ tát Thích Quảng Đức- Hòa thượng Thích Nhơn Tri, húy thượng Thị hạ Thủy, tự Hạnh pháp.
-
Một chân lý hiển nhiên đã được kiểm chứng thực nghiệm là ai đang đi trên lộ trình hướng đến “Vô ngã” thì người đó sẽ dần đạt đến cảnh giới hạnh phúc, an vui và giải thoát. Ngược lại, ai đang đi trên con đường hướng đến “Chấp ngã” ích kỷ thì chắc chắn rằng người ấy lún dần vào hố sâu nguy hiểm của sự khổ đau triền miên bất tận.
-
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng vào thế kỷ II-III trước Tây lịch. Đến triều đại nhà Trần, Phật giáo thực sự đã đánh dấu đỉnh cao của sự dung hợp trong văn hóa và đời sống xã hội Việt Nam.
-
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,” cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam:
-
Hiếu hạnh cần được hiểu như là một đức tính cao đẹp trong hầu hết các nền văn hóa nhân loại. Đó là thái độ sống với lòng biết ơn, nhớ ơn và báo ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với cha mẹ.
-
Chân tu Matthieu Ricard đã sống qua nhiều kiếp. Những năm 60, ngộ đạo bởi những cảm nhận sâu sắc tự thân, ông tới sống ở Darjeeling, Ấn Độ, nơi ông bắt đầu học giáo lý Phật giáo Tây Tạng và trở thành một vị chân tu uyên bác.
-
Thánh tử đạo Thích Nữ Diệu Quang thế danh Ngô Thị Thu Minh, tự Minh Nguyệt, sinh ngày 11.01.1936, tại xã Phù Cát, quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên và nơi đây cũng là nơi chánh quán. Thân phụ là ông Ngô Đình Hòe và Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nghĩa, gia đình của Ni Cô hiện cư trú tại Nha Trang.
-
Phật giáo Việt Nam được bắt nguồn hơn 2.000 năm từ Ấn Độ truyền vào, rồi từ phương Bắc truyền sang, theo hệ phái Bắc truyền Đại thừa. Từ đó, phát triển theo con đường mở mang bờ cõi lần xuống phương Nam. Trải qua hơn 2.000 năm ấy, đất nước mở rộng đến tận mũi Cà Mau, thì Phật giáo cũng theo bước chân những người di dân mà lan tỏa khắp chốn.
-
-
Trong số các bài ca ngâm tiêu biểu của các Thiền sư Trung Hoa được bảo lưu nơi sách Cảnh Đức truyền đăng lục, như Liễu nguyên ca của Hòa thượng Đằng Đằng, Thảo am ca của Hòa thượng Thạch Đầu, Lạc đạo ca của Hòa thượng Đạo Ngô, Nhất bát ca của Thiền sư Bôi Độ, Phù âu ca của Hòa thượng Lạc Phổ…(1), đáng chú ý nhất là tác phẩm Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác (665-713).
|
|