-
Khi Ngài Thích Minh Châu bước ra từ phòng khách, tôi lại được diện kiến một người đàn ông trung niên cuộn trong bộ y màu vàng cam, dáng vẻ thanh thản, tự tại toát ra một phong vị thanh lành và sáng suốt trông hoàn toàn giống như vị tu sĩ Phật giáo mà tôi đã gặp 2 năm trước.
-
Chấn hưng Phật giáo hay Công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là một phong trào vận động cho sự phục hưng Phật giáo nhằm tìm lại các giá trị truyền thống và phát triển hoằng bá Phật giáo tại Việt Nam, bắt đầu từ đầu thế kỉ 20. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo tại Việt Nam.
-
Cư sĩ Henry Steel Olcott (1832-1907), cựu đại tá của quân đội Hoa Kỳ, một sĩ quan truyền tin, nhà báo, luật sư, đồng sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Thông Thiên học. Người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới.
-
Đó là lời hồi niệm của của giới tu sĩ Phật giáo và các nhà nghiên cứu về sư bà Thích Nữ Diệu Không - một nhân vật đặc biệt của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20.
-
Chùa Phả Lại (tên chữ là Chúc Thánh tự) thuộc xã Đức Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ khi khởi dựng cho đến gần đây, có nhiều chục vị thiền sư trụ trì, nhưng nổi tiếng hơn cả, theo chúng tôi, có ba vị cao tăng thời Lý. Đó là thiền sư Dương Không Lộ, thiền sư Chân Không và thiền sư Nguyễn Minh Không. Dựa vào những ghi chép của các thư tịch cổ (Đại Việt sử ký toàn thư, ThiềnUyển tập anh, Đại Nam nhất thống chí...), trong bài này, chúng tôi giới thiệu chút ít tư liệu về ba vị cao tăng đó.
-
Khi Huyền Quang được Pháp Loa chính thức trao truyền y bát, làm tổ thứ 3, kế thừa Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1330), năm ấy, Huyền Quang đã 77 tuổi. Tuổi cao cùng với cá tính vốn thích sống trong cô độc của ông, nên ta có thể chắc rằng, Huyền Quang đã phải miễn cưỡng nhận lấy trách nhiệm nặng nề này.
-
Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862 (Nhâm Tuất) tại làng Kim Liên, Nghệ An. Thân mẫu là cụ bà Hà Thị Hy, thân phụ là cụ ông Nguyễn Sinh Nhậm. Năm 1890 cụ trúng tuyển kỳ thi tuyển ở Nam Đàn và được chọn làm thí sinh dự kỳ thi Hương. 1894 (Giáp Ngọ), cụ đứng thứ 12 trong 20 người thi đỗ cử nhân của trường Nghệ An…
-
Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm lịch sử, từ khi du nhập hình thành và phát triển, đến nay đã trải qua bao biến cố thăng trầm, thịnh suy. Nhưng Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước và dân tộc, thịnh với cái thịnh đất nước, suy với cái suy đất nước, chưa bao giờ xa rời lợi ích dân tộc. Điển hình là Phật giáo trong hai triều đại Lý - Trần dưới sự ủng hộ của vua quan và khối đoàn kết dân tộc toàn dân, đã trở thành quốc giáo.
-
Đức Quốc vương Phật tử Pháp Vương (법왕), húy Hiếu Thuận (효순 - 孝順), (mất năm 600, trị vì năm 599-600), con trai của đức Vua Hyewang, (trị vì năm 598-599), là vị Quốc vương thứ 29 của Bách Tế, một trong Tam Quốc Triều Tiên.
-
Thành kính tưởng niệm 70 năm, ngày Thái Hư Đại sư viên tịch, vị Tăng sĩ Phật giáo trứ danh, triết học gia, sáng lập Nhân gian Phật giáo, người khởi xướng cuộc Cách mạng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20 tại Trung Hoa “Tam Phật Chủ nghĩa-三佛主義”. Phong trào cải cách này nhằm vào 3 điểm chính: 1. Cải cách về giáo lý; 2. Cải cách về giáo chế; 3. Cải cách về giáo sản.
-
Nữ Tôn giả Đại Ái Đạo hay Kiều Đàm Di là vị nữ đầu tiên xuất gia hành Thánh đạo. Ngài sinh trưởng tại Devadaha, nước Câu Ly - một nước nhỏ đối diện với Ca Tỳ La Vệ, con của vua Thiện Giác (Suddhodana). Sau khi hạ sanh thái tử Tất Đạt Đa, Hoàng hậu Ma Da viên tịch, Kiều Đàm Di trở thành Di Mẫu, trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng Thái tử Tất Đạt Đa khôn lớn.
-
HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam. Quý Chúa đã lấy tinh thần từ bi của Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho sự nghiệp vệ quốc an dân. Sau này Hoàng đế Gia Long đã dựng lên vương ...
-
Chánh trí Mai Thọ Truyền là một trong những khuôn mặt phật tử cư sĩ lớn của thời đại.
-
Cố đại lão Hòa thượng Thích Thế Long, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN, nguyên Phó Chủ tịch Tổ chức Phật giáo châu Á Vì Hòa bình (ABCP), nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là một trong 3 vị có công lao lớn nhất trong việc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.
-
Bởi lẽ, nói chung, Ông là một học giả lỗi lạc về tất cả Ấn Độ học, Ông còn là một nhà bác học Phật giáo rất uyên thâm, đặc biệt về nhận thức luận và luận lý học (Nhân Minh luận Phật giáo).
-
Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, ra đời trong hoàn cảnh đặt biệt, thật sự hào sảng của đất nước, khi vừa trải qua 3 lần chiến thắng quân Mông Nguyên. Sơ tổ của phái thiền mang hồn cốt phong cách dân tộc Việt này là Trần Nhân Tông. Tuy nhiên, người đặt những viên gạch đầu tiên cho dòng thiền này ngoài Tuệ Trung Thượng Sỹ..., còn có Hoàng đế Trần Thái Tông (1218- 1277). Ngài đã từng bỏ Ngai vàng “vượt thành” tìm lên Yên Tử “cầu làm Phật”... Tìm hiểu về ngài, những ông Vua coi Ngai vàng như “dép rách” ...
|
|