Danh sách tin tức
  • Phật giáo ra đời ở Châu Á, nên việc tiếp cận giáo lý của đức Phật đối với các nước trong cộng đồng khu vực, đương nhiên là có nhiều thuận lợi. Bởi có những yếu tố tương đồng về văn hoá, kinh tế, xã hội. Do đó việc tư duy để thấu hiểu được những nét căn bản của giáo lý là điều không khó khăn lắm so với những nước ở Châu Âu và Phương Tây.
  • Duy ngã độc tôn
    20:40:00 - 29/05/2018
    Sự kiện Đản sinh của Đức Phật được nhiều kinh điển ghi lại như một huyền thoại. Các kinh Đại bản duyên (thuộc Trường A-hàm), kinh Đại bản (thuộc Trường bộ) đều ghi tương tự: “Khi Bồ-tát vừa mới hạ sinh, Ngài bước đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở ra một đóa hoa sen, đến bước thứ bảy thì dừng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
  • Tam bảo nguồn phước vô cùng
    17:54:00 - 18/05/2018
    Quy kính Tam bảo là pháp hành căn bản của người con Phật. Từ lúc phát tâm hướng đạo tới khi chính thức quy y, cho đến cả một đời người thì quy kính, phụng hành Tam bảo vẫn không rời hành trang của người tu Phật. 
  • Đọc lịch sử Đức Phật và Thánh chúng, ai cũng xót xa khi đến đoạn Thế Tôn sắp nhập diệt. Không phải phàm phu chúng ta dễ bi thương, xúc cảm mà ngay cả các bậc Thánh Đại đệ tử cũng chạnh lòng, một số vị đã xin phép Thế Tôn được nhập Niết-bàn trước. 
  • Thường thì nói ra bất cứ điều gì cũng dễ hơn làm. Nhất là trên bước đường chế ngự, chuyển hóa và làm chủ tâm thì lại càng khó hơn. Cho nên việc ‘nói thánh’ thường rất dễ xảy ra với hết thảy mọi người. Các bậc cổ đức đã khái quát việc này bằng câu ‘Việc làm và lời nói tương ưng mới xứng đáng là bậc thầy’ (Hạnh giải tương ưng viết tổ).
  • Có thể nói ngay rằng, từ khi bài phú Cư trần lạc đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra đời, cùng với sự hưng thịnh huy hoàng của Phật giáo Trúc Lâm, thì sức lan tỏa của quan điểm sống này ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Đại Việt.  
  • Tứ như ý túc
    19:57:00 - 13/04/2018
    Trên bước đường tu, thực tập thành tựu hai chữ Không và Tĩnh, tiến sang giai đoạn thứ ba, tu Tứ như ý túc. Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần và Tứ như ý túc là 12 pháp căn bản trong 37 Trợ đạo phẩm, mà chúng ta cần trải qua cả một quá trình thực hành và thể nghiệm được trong cuộc đời tu của mình, không phải chỉ học trên lý thuyết, nói suông trên đầu môi chót lưỡi.  
  • Nghiêng đổ về phía nghiệp
    22:21:00 - 15/03/2018
    Chánh pháp hay kinh điển đều do kim khẩu của Đức Phật nói ra. 
  • Vô lượng nghĩa xứ định
    20:18:00 - 07/03/2018
    Kinh Vô lượng nghĩa và định Vô lượng nghĩa là pháp căn bản nhất cho người xuất gia. Vì vậy, Trí Giả đại sư trong Thiên Thai tông bảo người tu phải biết kết hợp giáo pháp và thiền. 
  • Quán vô thường
    22:44:00 - 29/01/2018
    Giáo lý vô thường trong đạo Phật không phải là một lý thuyết, luận thuyết. Nó là một sự thật. Và sự thật này đòi hỏi chúng ta phải thực tập, quán chiếu để thể nhập, chứng ngộ.  
  •  Hôn trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Đây là một tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường. 
  • Tu tập phạm hạnh
    15:48:00 - 15/12/2017
    Phạm hạnh, thánh hạnh hay tịnh hạnh là lối sống trong sạch, thanh tịnh, minh triết của các đệ tử Thế Tôn. Chính đời sống tối giản về thọ dụng, nghiêm túc về giới luật, tinh cần thanh lọc tâm của các Tỳ-kheo được gọi là phạm hạnh. Chính các yếu tố hỗ trợ này sẽ giúp cho hành giả có nhiều thuận duyên để kiến lập Giới-Định-Tuệ và thành tựu giải thoát.
  • Kinh nghiệm hoằng pháp
    22:31:00 - 04/12/2017
    Tôi đã trải qua ít nhất là 60 năm làm công tác hoằng pháp và trước nữa tôi đã có duyên làm thị giả các Hòa thượng, từ Hòa thượng Pháp chủ sáng lập Giáo hội Tăng-già Nam Việt cho đến Hòa thượng Thiện Hoa. Vì vậy, việc hoằng pháp tôi đã thực hiện trong thời gian rất dài và Tăng Ni ngày nay kế thừa truyền thống Phật giáo Việt Nam.
  • Người tu từ thời Thế Tôn cho đến tận ngày nay đều không làm ra của cải mà sống dựa vào tín thí. Hàng tín đồ vừa kính lại vừa thương người tu hành nên nhín bớt phần tiêu dùng của mình để dâng cúng nhằm tích lũy phước báo về sau.  
  • Thị hiện ba sự giáo hóa
    17:11:00 - 25/11/2017
    Gần nửa thế kỷ du phương hoằng hóa, thuyết pháp độ sinh của Đức Phật chính là thị hiện ba sự giáo hóa. Bằng cách sử dụng các phương tiện vô ngại của bậc Giác ngộ, Thế Tôn hầu hết là thuyết giảng giúp người khai tâm mở trí, phát nguyện tu hành gọi là ‘thị hiện giáo giới’. 
  • Con đường “Trung đạo”
    09:13:00 - 12/11/2017
    Thái tử Tất-đạt-đa ra đời, thấy được những bất hạnh của cuộc sống nên Ngài bỏ ngai vàng, cung son điện ngọc, vợ đẹp con thơ ra đi tìm đường giải thoát khổ não cho chúng sinh. Bấy giờ có hai vị đạo sĩ Bà-la-môn nổi tiếng nhất là Alar Kalam và Uddaka Ramputta, Ngài lần lượt tìm đến học đạo, tu tập với từng người nhưng không đạt được giải thoát tối hậu.