Danh sách tin tức
  • Giữ giới và phạm giới
    16:24:00 - 01/11/2017
    Giới, Phạn ngữ là “thi-la” (śīla). Luận Đại trí độ quyển 13 nói: “Thi-la, thử ngôn tính thiện, hiếu hành thiện đạo, bất tự phóng dật, thị danh thi-la. Hoặc thọ giới hành thiện, hoặc vô thọ giới hành thiện, giai danh thi-la.” Tức nghĩa của chữ thi-la là tính thiện, thích hành nghiệp thiện, không tự phóng đãng.
  • Tổng luận năm Thủ uẩn
    17:13:00 - 22/10/2017
    Thuật ngữ uẩn (蘊), nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha, Hán phiên âm: Tắc-kiện-đà (塞健陀), dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi (saṃskṛta).
  • Nhân duyên khởi ra Chánh kiến
    15:49:00 - 15/09/2017
    Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn.
  • Thế giới từ ngàn xưa cho đến nay thường xảy ra chiến tranh, thiên tai, sóng thần, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, hận thù, xung đột, tỵ hiềm, ganh ghét, con người độc ác với nhau bởi do lòng ham muốn quá đáng. Đức Phật đã thấy rõ cái vòng lẩn quẩn của tất cả chúng sinh, muốn bảo tồn mạng sống cho mình thì phải tương tàn, tương sát lẫn nhau; lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu không có ngày cùng.
  • Cốt tủy của mọi pháp hành theo Phật giáo là thành tựu giới-định-tuệ. Thông thường quan hệ giới-định-tuệ được ghi nhận theo hình tháp, trong đó giới là nền tảng, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Thực tiễn thì quan hệ giới-định-tuệ sinh động hơn, luôn tương tác lẫn nhau, có mặt trong nhau và hỗ trợ lẫn nhau theo cách tức giới, tức định, tức tuệ. 
  • Quán bất tịnh
    16:40:00 - 02/06/2017
    Quán bất tịnh là một đề mục thiền rất quan trọng. Bất cứ ai tu học theo giáo pháp Thế Tôn, muốn vượt qua chướng ngại tự thân và tiến bộ tâm linh đều phải thực hành pháp thiền này. Bất tịnh có nghĩa là nhơ nhớp, không sạch, không bền chắc. Đây là một sự thật của thân này. Chỉ cần lưu tâm, xem xét ngay nơi chính bản thân mình cũng giúp nhận ra sự bất tịnh, nhơ bẩn, kể cả lúc mình được xem là sạch sẽ nhất.
  • Tái sanh theo Phật giáo
    15:43:00 - 31/05/2017
    Sự tái sanh là giáo lý căn bản của Phật giáo. Hạnh nguyện của chư vị Bồ tát thăng hoa trên lộ trình tiến đến Phật quả đều y cứ trên giáo lý tái sanh.
  • Đầu-đà (dhuta) là tịnh hạnh chứ không phải khổ hạnh hành xác. Thực hành hạnh đầu-đà tuy khắc khổ nhưng hỗ trợ rất lớn cho hành giả trong tiến trình tu tập. Thế Tôn luôn tán thán hạnh đầu-đà, vì hạnh lành này trợ duyên tích cực cho hành giả hướng đến thành tựu giới-định-tuệ.
  • Cái bóng
    10:14:00 - 17/05/2017
    Ý tưởng bất ngờ đến từ một buổi chiều ngồi bên đứa cháu giở sách toán Hình học lớp 11, bài Phép đồng dạng có câu: “Đừng thấy bóng của mình ở trên tường rất to mà tưởng mình vĩ đại” của Pythagore  (570 - 496 TCN), một nhà khoa học, toán học và cũng là một nhà triết học người Hy Lạp.
  • Không thể được
    16:19:00 - 21/02/2017
    Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.
  • Cuộc đời không phải lúc nào cũng đầy khó khăn và bất hạnh, điều quan trọng nhất chính là suy nghĩ của bạn, thay đổi suy nghĩ thì sẽ thay đổi được cuộc đời. Ba triết lý sau của đạo Phật sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng và nhẹ nhàng hơn về cuộc đời.
  • Kinh Kim cương có một lời Đức Phật dạy thường được chư tôn đức chú ý:
  • Chế ngự căng thẳng
    17:09:00 - 04/02/2017
    Tiến sĩ Lily De Silva đã theo học tại Đại học Ceylon, Peradeniya (Tích Lan). Tại đây bà đã nhận bằng cử nhân danh dự hạng nhất và giải Woodward về môn Pali, và học vị tiến sĩ vào năm 1967. Sau khi tốt nghiệp, bà ở lại đó dạy học nhiều năm, giữ chức Trưởng bộ môn Pali và Phật học cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1994.   
  • Trì chú với tâm thành
    21:55:00 - 25/01/2017
    Không ngủ trở lại được, thì nằm lắng nghe và chợt nhận ra, đó không phải là những âm thanh bình thường...
  • Thức ấm ma
    22:46:00 - 17/01/2017
    Trong kinh Pháp hoa, Phật dạy rằng chân lý chỉ có một, nhưng phương tiện có nhiều vô số. Vì tùy theo nghiệp của từng người, từng loài, từng nơi, từng lúc khác nhau mà Phật nói các pháp tương ưng khác nhau.