Danh sách tin tức
  • Vô ưu
    20:34:00 - 02/06/2019
    Luang Por Liem Thitadhammo1, một Tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống tu trong rừng (Forest Monastery), sinh năm 1941, ở tỉnh Sri Saket thuộc Đông bắc Thái Lan. Sau khi thọ Đại giới ở tuổi 20, ngài tu học tại một số chùa, đến năm 1969 gia nhập hệ phái Forest Tradition dưới sựhướng dẫn của cao tăng Luang Pu Chah (Ajaan Chah). Dưới đây là các bài pháp ngắn ngài giảng trong chuyến viếng thăm Úc.
  • Từ trước, tôi biết rất ít về thiền định và cho rằng hẳn là trò này cũng dính líu đến tất cả những loại lý thuyết huyền bí phức tạp. Cho nên tôi đã sững sờ khi thấy giáo pháp này hóa ra lại thực tiễn đến như vậy.
  • Barack Obama tin vào luật nhân quả, thích dùng chữ: “Bởi vì thế này, bởi vì thế kia…” Hai chữ bởi vì đó nói lên luật nhân quả, thuyết duyên sinh của Đạo Phật. Ai tin vào luật nhân quả, thuyết duyên sinh thì người đó là Phật tử.
  • Niệm tâm từ
    21:06:00 - 04/04/2019
    Khi trong tâm mang nhiều sân hận, oán thù và ý muốn tàn hại chính mình và người khác, mình sẽ rất đau khổ. Mình thường đỗ lỗi cho người khác, nhất là những người thân yêu, nghĩ rằng mình là nạn nhân. Mình thấy cường độ của khổ đau trong mình ngày càng tăng lên, nhưng mình không biết chính mình là nhân tố lớn nhất làm tăng nỗi khổ đau đó. Một vòng luẩn quẩn của khổ đau – trách móc – thù oán – khổ đau liên tục lặp lại mà chính mình cũng không hiểu tại sao. Mình nhận ra mọi người trên cuộc đời này ...
  • Ai cũng có những nỗi ưu phiền, bực tức, bất an và đau khổ; chúng ta khó có thể kiềm chế chính mình và thường gây bất an cho người khác. Tần sóng buồn phiền này bao quanh môi trường của người đang đau khổ, đến nỗi bất cứ ai đến tiếp xúc với mình đều trở nên ưu tư và tức giận.
  • Cuộc sống người tu
    19:18:00 - 17/11/2018
    1. “Nhiều người cho rằng Tăng sĩ không làm gì cả, nhưng thực ra công việc buông bỏ các uế nhiễm là công việc khó khăn nhất trên đời. Việc làm ở thế gian còn có ngày nghỉ, nhưng công việc của người tu không có lúc nào ngơi nghỉ. Đó là thứ công việc ta phải liên tục thực hành 24 giờ một ngày.
  • Nhiều thế kỷ qua, các nhà hiền triết Ấn Độ giáo và tu sĩ Phật giáo đã nhận diện tầm quan trọng và lợi ích sức khỏe khi một hành giả thực tập thiền đều đặn trong mỗi ngày. Hơn thế nữa, gần đây thiền được các nhà khoa học khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến đời sống của các nước Tây phương.
  • Pháp lạc trong tu học
    21:23:00 - 19/10/2018
    Một trong những đặc tính quan trọng của giáo pháp là giúp người hành trì có được an lạc trong hiện tại.
  • Naivasha GK được xem là nhà tù có diện tích và sức chứa lớn nhất Kenya, tọa lạc phía Bắc thủ đô Nairobi, hiện áp dụng chương trình thiền chánh niệm vào việc kiểm soát hiện tượng bạo lực cũng như tạo ra mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa các vị quản giáo với tù nhân.
  • Chữ tâm trong đạo Phật
    20:49:00 - 12/09/2018
    Có thể nói, trọng tâm của Phật giáo không phải thay đổi thế giới mà là thay đổi tâm tánh, thay đổi cách nhìn, niềm tin, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống.
  •  "Trong mỗi giây phút, chúng ta sẵn có nhiều cơ hội hơn là chúng ta nhận biết" - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
  • Tất cả ở ngay đây
    21:21:00 - 19/08/2018
    Ajahn Chah (1919-1992) là vị thiền sư người Thái rất được tin kính. Các bài thuyết pháp của ngài thông thoáng, rõ ràng, dứt khoát - sự dứt khoát của vị đã chứng thực được giáo lý của Đức Phật. Ngài là người có nhiều ảnh hưởng sâu đậm đối với nhiều thiền sư người Mỹ.
  • Nhờ thực hành thiền đã giúp các cậu bé đội bóng đá Lợn Hoang (Thái Lan) thoát chết khi bị mắc kẹt trong hang tối nhiều ngày không có thức ăn và hoàn cảnh sống rất hiểm nghèo…
  • Giá trị của sự định tâm
    15:12:00 - 09/06/2018
    Ai cũng từng hơn một lần được hỏi: “Này, đã định thần lại chưa?”. Câu này thường được hỏi thăm khi người hỏi biết bạn đang trải qua một sự cố gì đó rối ren, dẫn đến những quyết định và hành động thiếu chính xác. Câu hỏi này như một tiếng chuông thức bạn dậy giữa mớ hỗn độn.
  • Chúng tôi là những người tu thiền ở Việt Nam, nhưng thời chúng tôi không được sự kế thừa của các vị Tổ trong Ngũ gia tông phái ở Trung Quốc. Song tôi quyết tâm tu thiền nên dồn hết sức mình vào việc nghiên cứu tu Thiền. Điều đáng tiếc là Thiền tông Việt Nam đã vắng bóng gần một thế kỷ, nên chúng tôi phải tự tra cứu, học hỏi trong kinh sách và lịch sử để tìm ra một lối tu. 
  • Kinh nói: “Ninh tĩnh an tường giả, thiền định trung lai.” Nghĩa là người điềm tĩnh khoan thai, là đến từ thiền định. Tham thiền tu định là pháp môn tu trì quan trọng của Phật giáo.