-
“Dù ai buôn bán đâu đâuCứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về” (Ca dao)
-
“Con nói bạn về đi, buổi tối là thời gian dành cho mẹ mà” - lời nói ấy cứ vang mãi trong con dù đã 4 năm trôi qua. Căn bệnh ung thư phổi đã vắt kiệt chút sức lực còn lại của người phụ nữ tảo tần nuôi hai con trưởng thành.
-
Mẹ tôi hay nói về đôi tay và về những cái gu tay! Thế bạn có biết gu tay là gì không?
-
Tôi có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy, sau mấy vòng đi bộ đều trở về nhà pha ấm trà, chế ly cà-phê đen ngồi thưởng thức một mình, không hay la cà nơi quán xá. Khu phố tôi đang sống có đến chín mươi phần trăm không phải là dân gốc bản địa. Họ từ khắp nơi quy tụ về đây sinh sống bằng đủ các loại ngành nghề, trở thành dân phố nhưng bản chất địa phương vẫn còn tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày.
-
Bộ xương của người đàn ông màu trắng; bộ xương của người đàn bà màu đen. Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con. Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi các con khôn lớn. Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng vì ngày mẹ đi là ngày 19 tháng 6 (ngày vía Phật Bà), hưởng thọ 84 tuổi. Con không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã vĩnh viễn không còn mẹ, không còn cất được tiếng gọi: “MẸ ƠI!”.
-
Mặt trời khuất bóng, em tự hỏi với lòng ngày hôm nay mình có yên vui không? Hay em vẫn cứ loay hoay với những muộn phiền vô nghĩa. Hai mươi bốn tuổi, em bắt đầu gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Em hoang mang, sợ hãi, cảm thấy bản thân đang chơi vơi giữa khoảng trời rộng lớn.
-
Đã gọi là Khảo Luận thì cũng có thể những bài nầy đã được thuyết trình ở đâu đó, trong những Khóa Tu Học hay Hội Nghị Văn Hóa Phật Giáo v.v. Nhưng hình như Thầy viết chỉ để giải tỏa những tâm sự của một người trí thức Phật Giáo trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước hiện nay, nên chỉ lấy bối cảnh lịch sử và những con người lịch sử cùng tư tưởng của họ để trực tiếp hay gián tiếp nói lên sự suy tư của mình cho một Đạo Phật Việt Nam hiện tại và mai hậu.
-
Chỗ bờ sông có một chiếc xuồng, mỗi chiều thấy chú tiểu chèo xuồng đến đó. Chú cắm những cây tre lên bờ đất phù sa mới. Mấy chú giăng câu ngang qua có hỏi “chú mần (làm) vậy chi?”. Chú tiểu cười, “cho đất có chưn (chân) đi”. Mấy chú giăng câu tóc pha sương cứ ngỡ chú tiểu còn trẻ người non dạ, nên định vá trời bằng mấy ý tưởng cỏn con.
-
Đi khắp cùng thế giới bao la này, chỗ nào mà không có cỏ. Cái giống không trồng mà mọc này dễ sống làm sao! Cỏ mọc nơi ruộng đồng, bưng trảng quạnh hiu, cỏ mọc nơi vệ đường, mái nhà quen thuộc, cỏ mọc trên đồi núi cao xa trọng vọng, cỏ mọc nơi lòng đại dương sâu thẳm mênh mông…
-
Mỗi lần anh em ngồi kể chuyện nhà, chuyện quê thì có không ít người quanh tôi vẫn há miệng há mồm vì họ không được trải nghiệm nhiều cuộc sống thôn dã quê nghèo. Quê tôi miền Trung, quê tôi ven biển, quê tôi cát trắng, quê tôi khô cằn, quê tôi v.v... tôi vẫn luôn hãnh diện khi kể về quê tôi.
-
Tôi thường nhớ về chái bếp của mẹ để nuôi dưỡng những hương vị ký ức trong nhiều năm tháng phiêu bạt xa quê. Bếp của mẹ nghèo xác xơ mái lá nhưng luôn ấm lửa và đượm mùi của hai tiếng “quê hương” - khác hẳn với mùi xào nấu đầy dầu mỡ, mùi bếp ga hiện đại, mùi của những bữa cơm rau thịt đầy ắp hoài nghi về lòng tham vô đáy của con người.
-
Thật tình tôi chẳng biết xuân có tự bao giờ để mà định nghĩa. Xuân cứ y như ngàn hoa nở mà chẳng biết hoa nào nở sớm hoa nào nở muộn vì vốn tất cả đều là sự biến thiên của quy luật tự nhiên hay là tất cả là pháp, khi ẩn khi hiện như con chữ lúc gọi là danh từ, lúc cho là tính từ, trạng từ? Nên, khó có thể lý giải xuân đến lúc nào, có “ở lại cùng ta” hay “ra đi từ độ nào”? Đâu là khởi đầu, đâu là kết thúc?
-
Đầu năm, mới sớm thức giấc, bật điện thoại, niềm vui như vỡ òa khi thấy hàng loạt tin nhắn của người thân, bạn bè, và của cả những học sinh thân yêu. Dù là những dòng tin nhỏ nhắn, nhưng chứa đựng bao tình cảm yêu thương. Lòng lại trào lên một cảm xúc lâng lâng khó tả.
-
Mẹ có bốn con trai và một con gái. Các con đều có gia đình ra ở riêng. Chỉ mỗi anh con trai thứ ba là không chịu lấy vợ. Nhà chỉ còn hai mẹ con hôm sớm bên nhau, giá như có thêm con dâu và vài đứa cháu thì mẹ vui biết dường nào!
-
Chiều xuống chậm, ngập ngừng, như luyến tiếc chút tà huy cuối cùng tiễn đưa năm cũ. Ráng vàng le lói hắt lên tự phía chân trời dần chuyển sang lam, ngả màu tím thẫm, chùng pha sắc xám, huyền ảo, mông lung trong hơi thở nhẹ của ngày tàn.
-
1. Nồi bánh chưng đêm ba mươi
|
|