-
Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản. Song cũng là một vấn đề phức tạp của khoa học tâm lý nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
-
Các bài học đạo đức và những đức tính tốt đẹp này không phải có được trong ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình chỉ bảo, rèn giũa. Nhân cách là một quá trình giáo dục, học tập không ngừng nghỉ, chỉ cần tự mãn thì sẽ rơi vào sự mất nhân cách trong giao tiếp, ứng xử, công việc…
-
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh thuộc văn hệ Pāli của kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy, tập hợp những bài kinh ngắn theo hệ thống pháp số. Trong đó, không những đức Phật và các vị Thánh đại đệ tử khuyến tấn giới xuất gia mà còn giảng dạy nhiều pháp môn cho hàng cư sĩ (tại gia) tu học hoàn thiện đạo đức tự thân, xây dựng một gia đình hạnh phúc và lợi lạc cho xã hội.
-
Phật giáo chưa bao giờ tách khỏi xã hội luôn hiện hữu và Phật giáo đồng hành cùng dân tộc để nhanh chóng kịp thời đưa ra phương pháp, cách thức hữu ích mỗi cá nhân thành viên trong gia đình giải quyết những vấn đề mà chúng ta tạm thời gọi là “nóng” trong xã hội hiện nay.
-
Là con người, tất cả chúng ta đều có khả năng đem đến hạnh phúc và thương yêu cho người khác, và cũng có thể gây khổ đau cho kẻ khác. Khả năng đem lại thương yêu hay tạo ra khổ đau này có mặt trong mỗi chúng ta.
-
Tuệ Trung Thượng Sĩ là anh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Ngày còn nhỏ đã nổi tiếng về bẩm chất tinh thượng thuần hậu. Khi được cử trấn giữ đất Hồng Lộ, hai phen chống ngăn thành công quân Bắc xâm lược. Phật hoàng Trần Nhân Tông ca ngợi “Đó là vì người vậy”.
-
Tự chứng, tự ngộ có thể xảy ra được là nhờ vào sự hiện hữu của Như Lai tạng (Tathāgata-garbha) trong tâm mỗi chúng sinh. Tạng (garbha) theo nghĩa đen là “thai” hay “một cái gì đó chôn dấu bên trong”, nó có nghĩa là chủng tử (hạt giống) của Như Lai, từ đó sinh ra sự toàn giác.
-
1- Đạo Phật khuyên chúng ta không nên giận dữ. Nhưng cơn giận lại được xem như một phần sẵn có trong con người. Vậy thì có thể chấp nhận nó không nếu thỉnh thoảng nó nổi lên?
-
Đã có không ít những bài nghiên cứu về sự tương đồng giữa Duy thức học của Thế Thân và Phân tâm học của Sigmund Freud. Tuy nhiên theo chỗ tôi biết thì chưa có ai chỉ ra khía cạnh khác biệt của hai trường phái tâm lý học này. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến một vấn đề mà cả Duy thức và Phân tâm cùng quan tâm nhưng cách tiếp cận và giải quyết khác nhau: Bản năng.
-
Một số người trong chúng ta thực hành tu tập, nhưng sau một hai năm vẫn không nhận ra được điều quan trọng. Chúng ta vẫn không nắm vững việc tu tập của mình. Khi chúng ta không nắm vững, chúng ta không thấy rằng mọi thứ xung quanh ta đều là Pháp (Dhamma), và vì vậy chúng ta tìm nghe Ajahn giảng. Sự thực, khi chúng ta biết tâm của mình, khi có niệm (sati) để xem xét tâm một cách kỹ lưỡng, thì ta có trí tuệ. Mọi lúc mọi nơi đều trở thành dịp cho chúng ta nghe pháp.
-
Trong xã hội hiện đại, Thiền góp phần giảm bớt áp lực tâm lý, cân bằng giữa thân và tâm, đem lại sự an nhiên, tự tại, gia tăng khả năng tập trung, sáng tạo, niềm lạc quan trong cuộc sống. Thiền cũng góp phần chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo do áp lực của cuộc sống hiện đại. Với những giá trị to lớn đó, Thiền đã trở thành một giá trị văn hóa đặc sắc toàn cầu.
-
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tầm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao, nổ súng. Căng thẳng ở tầm mức gia đình, hễ nặng là bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là bể chén dĩa, và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, chỉ hại cho đàn con.
-
Những người học Phật thường được giới thiệu về Phật giáo qua hai vấn đề cốt lõi là khổ và con đường diệt khổ. Đứng trên phương diện tương đối thì con người, trừ bậc Thánh ra, tất cả đều khổ. Già trẻ lớn bé đều có nỗi khổ với cấp độ cảm thọ và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn những người quan tâm học và thực hành Phật pháp là thành phần trung niên và lớn tuổi.
-
Một loạt các nghiên cứu đã cho thấy: Thực hành tâm linh và tôn giáo có liên quan đến các kết quả về sức khỏe tâm thần, bao gồm tỷ lệ trầm cảm thấp, giảm lo lắng và sử dụng chất gây nghiện. Việc tăng cường sức khỏe tâm thần đem tới kết quả tích cực như tự kiểm soát bản thân và cảm thấy hạnh phúc hơn.
-
Mật hạnh là việc làm thiện hạnh giữ kín không tiết lộ, nói như tục ngữ Trung Quốc, là tích âm đức hay còn gọi là âm công (có quan niệm cho rằng làm việc nhân đức trên dương gian đều được ghi công ở âm phủ).
-
Phật giáo truyền thừa hơn 2.600 năm đến nay, đã viết nên trang lịch sử huy hoàng về nhiều mặt, như nghệ thuật, văn hóa, phiên dịch, triết học, trong đó luân lý Phật môn - đạo thầy trò - mối quan hệ Tăng luân không thể thay thế giữa sư phụ với đồ đệ thọ pháp, càng đáng được phát huy, làm rạng rỡ truyền thống.
|
|