-
Khuynh hướng nhập thế của Phật giáo có nghĩa là Phật giáo không tách biệt khỏi thế giới, khỏi các vấn đề xã hội, mà luôn tồn tại gắn liền với lịch sử, đồng thời biết cách vận động trong bối cảnh xã hội theo từng thời kỳ. Ở nơi đó, Phật tử phải dấn thân vào các hoạt động xã hội trên nền tảng giáo lý Phật giáo. Vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc bằng cơ sở lý luận. Bài viết này sẽ phân tích vấn đề trên theo ba phương diện: nhu cầu thống nhất về khái niệm, nhu cầu từ thách thức thế tục hóa ...
-
Tư duy là hoạt động nhận thức của con người; nhờ có tư duy con người mới có tiến bộ, phát triển. Giá trị lớn lao của tư duy là điều quá rõ ràng. Tuy vậy, nỗi khổ đau của con người phần lớn cũng bắt nguồn từ tư duy, suy nghĩ.
-
Khi Thái tử Sĩ Đạt Ta thực tập thiền định theo đạo sĩ Kamala, Ngài đạt được Ly sanh hỷ lạc thì không lệ thuộc cuộc sống về tình cảm và cũng không lệ thuộc ăn uống ngủ nghỉ, đói khát, nóng lạnh; tâm hồn Ngài trong sáng, phiền não tiêu tan.
-
Phật giáo đã và đang đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển toàn diện của con người. Phật giáo một lần nữa lại hòa nhập với xã hội và tập trung vào việc xây dựng những điều tốt lành cho cộng đồng.
-
Là người xuất gia, những ai còn nuôi dưỡng sơ phát tâm đều ước mong được sống trong môi trường đại chúng có năng lượng hỗ tương nuôi lớn tâm Bồ-đề.
-
Tôi mừng các Tăng Ni sinh nội trú Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM được thêm một tuổi hạ. Và cũng tán thán các Phật tử ngoại hộ đã đóng góp công lớn trong việc hỗ trợ đạo tràng chúng ta trong suốt ba tháng an cư, cúng dường tứ sự đầy đủ để Tăng Ni sinh có điều kiện thuận tiện tu hành trong Chánh pháp.
-
Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.
-
Ngày rằm tháng Bảy là ngày Vu lan Báo hiếu của hàng đệ tử Phật. Tôi gợi một số ý để quý vị suy nghĩ, làm theo lời Phật dạy là chúng ta tu trong pháp Phật.
-
Nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2-9, Giác Ngộ giới thiệu lại hồi ức của GS.Minh Chi (1921-2006), nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần Bác đến chùa Quán Sứ, những ngày đầu sau Cách mạng Tháng Tám thành công.
-
Trong khóa cấm túc an cư 10 ngày tại Học viện Phật giáo TP.HCM, tôi có đôi lời nhắc nhở Hội đồng Điều hành, Ban Giảng huấn và tất cả Tăng Ni sinh viên.
-
Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy đánh dấu mốc từ khi Đức Phật thành đạo đến khi Đức Phật vào Niết-bàn. Và sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, Phật giáo được truyền bá theo hai con đường, một con đường truyền xuống phía Nam Ấn Độ gọi là Nam truyền Phật giáo và con đường truyền lên phía Bắc Ấn Độ gọi là Bắc truyền Phật giáo.
-
Cho đến tận ngày nay, cỏ Kusa luôn là phẩm vật vô cùng quý giá đối với chúng Phật tử. Theo phong tục trong một số lễ hội, chư Tăng thường phát cỏ Kusa cho các Phật tử để họ trải dưới đệm ngủ, sau đó họ có thể giải nghĩa những giấc mơ hoặc linh kiến trong đêm.
-
Các nhà khảo cổ học phát hiện những mảnh xương có niên đại hơn 1.000 năm được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được táng trong quan tài rất nhỏ bằng vàng cất giấu trong hầm mộ dưới lòng đất tại Cam Túc, Trung Quốc.
-
“Chỉ có sự chiến thắng của Đạo Pháp mới thực là một cuộc chiến thắng vô thượng; ai ai cũng nhờ cuộc chiến thắng ấy mà được an cư lạc nghiệp”. Đó là lời tuyên bố của Đại đế A Dục (Asoka) sau khi ông trở về với Phật giáo.
-
Phương tiện thiện xảo (upāya-kosalla) là một thuật ngữ được xem như là đặc trưng của Phật giáo Đại thừa. Khái niệm này có thể được hiểu là những phương thức khéo léo, linh hoạt mà Đức Phật sử dụng để giáo hóa từng đối tượng với căn cơ khác nhau.
-
Phật giáo Nguyên thủy đương nhiên là cái gốc của Phật giáo. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần phải hiểu và áp dụng trong cuộc sống. Nếu chỉ hiểu lý thuyết, không suy nghĩ sâu sắc và không áp dụng trong việc tu hành của mình chắc chắn không được kết quả tốt đẹp.
|
|