Chi tiết tin tức

Quan điểm của Đức Phật về bản thể luận

22:40:00 - 24/03/2022
(PGNĐ) -  Nhận thức được rõ quan điểm của Đức Phật bản thể luận giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về con đường tu tập của chính bản thân, từ đó phản tỉnh và điều chỉnh sao cho đúng đắn. Chỉ có như vậy chúng ta mới không đi lầm hướng, con đường giác ngộ sẽ sớm mở ra trước mắt mọi người.

Cách đây 50 năm, trong buổi phỏng vấn bên lề hội nghị Paris, khi bình luận về hành động xâm lược của người Mỹ trên lãnh thổ của Việt Nam bà Nguyễn Thị Bình đã đanh thép khẳng định:

“Tôi cho rằng logic sơ khai nhất để giải quyết 1 vấn đề là đánh giá nguồn gốc của vấn đề đó…một giải pháp chỉ đúng đắn nếu xuất phát từ việc phân tích chính xác nguồn gốc của vấn đề…và vấn đề của Việt Nam là sự có mặt của người Mỹ, sự hiện diện của nửa triệu lính Mỹ trên lãnh thổ chúng tôi là hoàn toàn vô lý”.

Câu trả lời của bà Bình thể hiện trí tuệ của một nhà ngoại giao kiệt xuất, nhìn nhận vấn đề (quả) và chỉ ra được nguồn gốc (nhân) của vấn đề. Từ đó đánh giá một cách giá khách quan chính xác và khẳng định được vị thế chính nghĩa của Việt Nam trên bàn đàm phán.

Nhận thức được rõ quan điểm của Đức Phật bản thể luận giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về con đường tu tập của chính bản thân.

Trải qua hơn 2600 năm “trăm hoa đua nở” đã có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau trong việc tu tập Phật pháp, mỗi quan điểm đều được hình thành, phát triển và dựa trên những yếu tố về địa lý, văn hóa, dân trí… mỗi nơi Phật giáo đi qua. Dù cho tu tập theo phương pháp nào chúng ta vẫn phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản, quan điểm cốt lõi của Phật Pháp để đi đến con đường chính đạo, giải thoát cho bản thân. Và để có được một cái nhìn chính xác về con đường tu tập của chính mình, Phật tử nên thường xuyên phản tỉnh, quán chiếu bản thân và suy nghiệm những lời Đức Phật dạy. Như đã nói ở trên, khi xem xét một vấn đề (quả) chúng ta cần đánh giá nguồn gốc (nhân) của vấn đề đó. Và để hiểu rõ hơn điều này, không thể không bàn đến quan điểm của Đức Phật về bản thể luận.

- Câu hỏi đầu tiên là tại sao Thái tử Tất Đạt Đa đang sống trong thành Ca tỳ La Vệ với một cuộc sống vương giả, đủ đầy lại phát nguyện ý định ra đi để tìm đường học Đạo? Vì Người đã được chứng kiến những kiếp người khổ đau từ khi sinh ra, cho đến khi già yếu, lâm bệnh rồi qua đời. Những con người khốn khổ ấy đã trải qua vạn kiếp khổ đau. Nhìn những mảnh đời bất hạnh đó Người đã thương cảm, xót xa và chí nguyện quyết tâm một lòng đi tìm Đạo để giúp muôn dân giải thoát được cảnh khổ đau. Nếu không tận mắt nhìn thấy những điều đó, liệu Người có tự hỏi tại sao con người phải chịu bao nỗi khổ đau? Làm sao để giải thoát và liệu Người có ra đi để tìm đường giác ngộ? Không? Vì nếu không được biết đến những kiếp người khổ đau thì Người sẽ không biết đến sinh lão bệnh tử và luôn cho rằng cuộc đời này luôn luôn hạnh phúc viên mãn. Tất cả những gì tồn tại ngoài kia đã có từ bao lâu nay, nó đã tác động đến tâm trí, ý thức của Người từ đó dẫn đến hành động dứt áo ra đi.

- Sau 6 năm ép xác khổ hạnh, từ một thái tử có thân thể cường tráng, cao lớn với ba mươi hai tướng tốt thì thân thể Người ngày càng ốm yếu, gầy gò và không thể tìm ra được con đường giải thoát cho bản thân. Cho đến khi cơ thể ngã gục, hôn mê và được tỉnh lại nhờ được uống sữa dê của Suijata thì Người mới nhận ra rằng không thể giác ngộ với thân thể yếu ớt, ốm yếu được. Phải từ bỏ pháp khổ hạnh để đến với pháp Trung đạo, cơ thể phải khỏe mạnh, sạch sẽ, thì tâm trí mới tinh tấn để có thể giác ngộ. “Có thực mới vực được đạo”, cơ thể không khỏe mạnh thì trí tuệ làm sao có thể khai mở để đạt đến chánh đạo. Đức Phật đã chuyển biến nhận thức từ duy tâm sang duy vật. Đây có thể nói chính là bước ngoặt lên nhất trên con đường tu tập của Đức Phật, để rồi sau đó 49 ngày Người chính thức giác ngộ.

- Khi Đức Phật bàn về vạn vật với Tôn giả Ca Diếp, Người đã chỉ vào chiếc lá và chỉ ra rằng: đất, nước, hơi nóng, hạt mầm, thân cây, mặt trời, thời gian, đều là những nhân duyên giúp cho chiếc lá có mặt. Thiếu 1 trong những nhân duyên đó thì chiếc lá không thành. Tất cả các loài đất đá thảo mộc và cầm thú đều tuân theo luật duyên sinh ấy, nguồn gốc của một vật là vạn vật. 1 nhân không thể đi tới quả, nhân quả là trùng trùng. Chiếc lá là tất cả các pháp trong vũ trụ tạo thành.

Quan điểm này của Đức Phật đã phủ nhận hoàn toàn “tinh thần là vũ trụ tối cao” phủ nhận sự tồn tại của các vị thần và khẳng định thế giới này là thế giới vật chất. Thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất và khẳng định thế giới vật chất rất phong phú, đa dạng bao gồm nhiều sự vật, hiện tượng. Phật không hề rơi vào siêu hình khi cho rằng vật chất được tạo nên nhờ bằng đất lửa nước… mà Người đã khát quát hóa bằng định nghĩa Nhân quả. Nhân nhờ Duyên thành Quả. Quả nhờ Duyên lại thành Nhân. Đó là chuỗi vòng lặp luân hồi đã tạo nên vũ trụ này. Điều này cho ta thấy Đức Phật vượt lên trên tất cả những hạn chế  mang tính lịch sử và là hạn chế chung của thời đại.

- Quan điểm của Đức Phật không chỉ duy vật mà còn cực kỳ biện chứng. Những trải nghiệm trong suốt 35 năm từ khi sinh ra đến lúc giác ngộ là những sự vật, hiện tượng mắt thấy, tai nghe và được phản ánh vào tư duy Đức Phật, thay đổi nhận thức của Người, khi tâm đã giác ngộ thì phải tu tập hành pháp, phải lan tỏa giá trị tốt đẹp đến những người xung quanh để rồi chung tay giúp đỡ, cứu khổ cứu nạn cho muôn dân. Con đường giác ngộ không thể hoàn thành nếu chúng ta chỉ biết Phật ở trong tâm thôi là chưa đủ, việc hoàn thiện đạo đức, tuân thủ quy tắc luân lý được bao gồm trong các pháp tu, trọng tâm là nỗ lực tu tập và thiền động. Thời nhà Hán, Khổng Minh khi sang sứ Đông Ngô đã từng nói nhà nho có nho quân tử và nhà nho tiểu nhân, quân tử thì giúp vua tề gia trị quốc bình thiên hạ, còn tiểu nhân thì chỉ suốt ngày đọc sách thùng rỗng kêu to, giặc đến không giúp được gì cho quốc gia mà chỉ bất lực cam chịu. Từ khi Đức Phật giác ngộ cho đến khai tạ thế, Ngài đã đi hàng vạn dặm xa xôi truyền bá Phật pháp, khổ độ chúng sinh. Nếu như nói công đức Người giác ngộ là 7,8 thì công đức truyền bá Phật Pháp là 9 là 10.

Cho đến giờ vẫn còn rất nhiều người cho hiểu rằng chỉ cần Phật trong tâm trí là đã giác ngộ. Nguyên nhân dẫn đến việc hiểu sai như vậy là người tu hành không hiểu rõ được quan điểm của Đức Phật về bản thể luận. Tất cả là do nhân duyên tạo nên, là công đức của cha mẹ sinh thành, là cơm ăn áo mặc hằng ngày, là cuộc sống mưu sinh….là thế giới tồn tại xung quanh chúng ta đưa duyên đến Tâm trí chúng ta, khiến cho chúng ta thành Tâm quy y học Phật, học Phật rồi hành pháp hằng ngày. Như đức Phật đã nói, nhân quả là trùng trùng, con đường tu tập không phải ngày một ngày hai mà là cả đời. Chính vì vậy nhận thức được rõ quan điểm của Đức Phật bản thể luận giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về con đường tu tập của chính bản thân, từ đó phản tỉnh và điều chỉnh sao cho đúng đắn. Chỉ có như vậy chúng ta mới không đi lầm hướng, con đường giác ngộ sẽ sớm mở ra trước mắt mọi người.

 

Hồ Nam

Nguồn: phatgiao.org.vn

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin