-
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
-
“Dù ai buôn bán đâu đâuCứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về” (Ca dao)
-
Kinh thuật tóm tắt một đoạn kinh Di Lan Đà (Milinda-panha)
-
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một người đệ tửrất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời. Chú học đạo rất nhanh.
-
“Con nói bạn về đi, buổi tối là thời gian dành cho mẹ mà” - lời nói ấy cứ vang mãi trong con dù đã 4 năm trôi qua. Căn bệnh ung thư phổi đã vắt kiệt chút sức lực còn lại của người phụ nữ tảo tần nuôi hai con trưởng thành.
-
Mẹ tôi hay nói về đôi tay và về những cái gu tay! Thế bạn có biết gu tay là gì không?
-
Tôi có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy, sau mấy vòng đi bộ đều trở về nhà pha ấm trà, chế ly cà-phê đen ngồi thưởng thức một mình, không hay la cà nơi quán xá. Khu phố tôi đang sống có đến chín mươi phần trăm không phải là dân gốc bản địa. Họ từ khắp nơi quy tụ về đây sinh sống bằng đủ các loại ngành nghề, trở thành dân phố nhưng bản chất địa phương vẫn còn tồn tại trong sinh hoạt hàng ngày.
-
Bộ xương của người đàn ông màu trắng; bộ xương của người đàn bà màu đen. Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con. Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi các con khôn lớn. Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng vì ngày mẹ đi là ngày 19 tháng 6 (ngày vía Phật Bà), hưởng thọ 84 tuổi. Con không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã vĩnh viễn không còn mẹ, không còn cất được tiếng gọi: “MẸ ƠI!”.
-
Càng về khuya, đêm càng đen tối như ly cà-phê đậm đặc. Bầu trời không một ngôi sao, gió nồm Nam thổi vù vù, mang hơi nước lành lạnh. Xa xa sấm nổ ầm đùng, chớp lóe sáng quắc báo hiệu một cơn mưa lớn sắp đến. Cảm nhận được cơn thịnh nộ của trời đất, chó không dám sủa, gà không dám gáy dù đã quá nửa đêm. Bọn chuyên sống về đêm như cú vọ, mèo chuột đều rút vào hang ổ, im hơi lặng tiếng.
-
Chàng nghèo thật hết chỗ nói, cả sự nghiệp của chàng chỉ có một bà mẹ già mà thôi.
-
Cho đến nay, đã hơn mười năm nội tôi về với đất, nhưng hình bóng bà dường như vẫn ở bên tôi. Những câu chuyện xưa, những lời dạy cũ như vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi quên sao được những tháng ngày đói kém của vùng kinh tế mới, hình ảnh bà múc từng gàu nước tưới rau, tưới khóm, mót từng củ mì xắt phơi khô kiếm gạo.
-
Nhà làm nông, công việc nương rẫy cần sức vóc mà anh Hai thì thích đi chùa hơn ở nhà. Một tuần có bảy ngày thì anh Hai ở chùa hết năm ngày. Ba càu nhàu:
-
Ngày xưa, có một cậu bé ở với mẹ trong một túp lều ven rừng. Ngày ngày cậu đi vào rừng hái củi bán để nuôi mẹ. Mẹ cậu ở nhà nấu cơm, vá áo, chăm sóc những luống rau. Hai mẹ con sống nghèo nànhẩm hút, nhưng không kém vẻ đầm ấm, bởi vì tình thương của mẹ vốn đã là điều kiện cần và đủ cho một con người.
-
Dân xóm Bàu Đưng ngạc nhiên thấy gần đây bỗng dưng ông thường xuyên về thăm mẹ. Khi chiếc mô-tô đắt tiền sáng bóng vẽ những đường ngoằn ngoèo vào con xóm nhỏ lút sâu trong đồng bưng, là lúc cái ánh chiều đã nhạt trên đám chân rạ màu vàng nâu đều tăm như những chùm chân nhang cắm khắp cánh đồng.
-
Mặt trời khuất bóng, em tự hỏi với lòng ngày hôm nay mình có yên vui không? Hay em vẫn cứ loay hoay với những muộn phiền vô nghĩa. Hai mươi bốn tuổi, em bắt đầu gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Em hoang mang, sợ hãi, cảm thấy bản thân đang chơi vơi giữa khoảng trời rộng lớn.
-
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó, hay đem cơm gạo, quần áo bố thícho họ. Trong toàn khu vực thành Xá-vệ, không phân biệt nam hay nữ, già hay trẻ, cứ hễ nghèo khổ, không nơi nương tựa, một khi tìm đến là được ông vui vẻ giúp đỡ ngay. Vì thế mọi người đều gọi ông là trưởng giả “Cấp Cô Độc”, nghĩa là “người thường chu cấp cho những kẻ cô độc, không nơi nương tựa”.
|
|