Danh sách tin tức
  • Phật giáo khi đến Trung Quốc cũng đã trải qua những giai đoạn như vậy, thông qua tác phẩm Hộ Pháp luận của Thừa tướng Trương Thương Anh chúng ta phân tích những luận điểm đả phá của ngoại đạo, đồng thời cũng thấy được sự thực là trong giai đoạn Phật giáo bị đả kích, bài báng nặng nề nhất, cũng là lúc xuất hiện những vị hộ pháp hết mình hộ trì để Phật giáo đứng vững và phát triển.
  • Bài viết nêu lên và khảo cứu vấn đề: “Tìm hiểu yếu tố (nhân) tạo nên sự sống và sự chấm dứt (quả) của sự sống theo Kinh Đại Duyên”.
  • Phần lớn Tam tạng xuất phát từ Lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, về mặt lịch sử thì kinh điển và giáo lý của Phật giáo thời bấy giờ không được ghi chép trong sách vở, do trí nhớ không chính xác hoặc cũng có thể có lúc – có khi cách hiểu của các đệ tử, nên truyền khẩu có thể sai lệch. Hơn nữa, cũng không loại trừ có thể có trường hợp một số đệ tử khi giải thích đã tự ý biện giải, ghi lại theo quan điểm riêng.Ngày nay, ở góc độ học thuật có thể cần phải trao đổi để làm rõ những sự hiểu lầm về kinh ...
  • Giáo lý của đức Phật gọi chung là Pháp đều vì mục đích giáo dục mang tính cấp thiết giúp chúng sinh thoát khổ được vui. Đó là những luận điểm chính yếu về giá trị nhân bản cao tột của đạo Phật.
  • Giáo lý đạo Phật rất cao siêu, nếu chỉ dùng kiến thức hạn hẹp của phàm phu thì khó mà thấu hiểu hết được. Trong Tự Thuyết Kinh, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nước của đại dương chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, pháp và luật của ta nói ra cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát” [1]. Để chiêm nghiệm được hương vị thanh lương của sự giải thoát đó, hành giả phải không ngừng nỗ lực tu tập Giới, Định, Tuệ. Vì vậy, đức Phật mới chỉ bày phương pháp thực hành Tam Vô Lậu Học, ngõ hầu làm nền tảng để dẫn ...
  • Việc buôn bán, kinh doanh của cư sĩ tại gia trong Phật giáo là một nghề chân chính. Thông qua trích dẫn một số kinh điển trong kinh tạng Pali, tác giả trình bày những nội dung Đức Phật đã giảng dạy nhằm duy trì nghề nghiệp chân chính cho hàng cư sĩ – một trong tứ chúng. Người cư sĩ cần vun bồi thiện nghiệp, tránh những cám dỗ và luôn nhớ học tập lời Phật dạy để công việc kinh doanh, đời sống tinh thần được tinh tấn trên đạo lộ giải thoát.
  • Xét về mặt tư tưởng, sự ảnh hưởng rõ nét nhất của tư tưởng nhà Phật đối với tư tưởng người Việt chính là triết lý về “nghiệp báo” hay theo cách gọi thông thường chính là luật nhân quả. Khi quan sát thể giới bên ngoài Phật giáo đã nhìn ra một mối quan hệ phổ biến, cơ bản giữa các sự vật, hiện tượng, đó là mối quan hệ nhân – duyên – quả. Thuyết này là sự phản ánh khái quát, rút ra từ thể giới hiện tượng, đặc biệt là khi xem xét sự phát triển của tự nhiên. Cách nhận thức này phù hợp với quan niệm ...
  • Ngoài việc nghiên cứu giáo lý của đức Phật để biết đường tu hành, Cư sĩ Đoàn Trung Còn còn để tâm truyền bá chánh pháp đến các tầng lớp nhân dân như bổn phận một vị xuất gia, góp công rất lớn cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo và phổ biến Phật học vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
  • Sự thực đạo Phật ra đời, vì hạnh phúc cho nhân sinh “đạo Phật đến để mà thấy, thiết thực hiện tại, vượt mọi không gian và thời gian”. Cũng chính vì vậy, trong quá trình phát triển đạo Phật cũng như các quy luật, hiện tượng xã hội trong tư cách là một tôn giáo sẽ được hiểu đạo Phật là đạo của thế gian, dù thời gian, không gian có thay đổi, con người, xã hội có đổi thay phát triển thế nào đi nữa thì chân lý nhiệm màu của đức Phật vẫn tồn tại ở thế gian. Nói cách khác, để phù hợp với mỗi thời đại, ...
  • Đứa trẻ là hình ảnh được triết gia người Đức Friedrich Wilhelm Nietzsche (F.Nietzsche) xây dựng trong tiểu thuyết triết học Zarathustra đã nói như thế (Thus spoke Zarathustra). Tác phẩm được xuất bản bằng tiếng Đức đầu tiên từ 1883 – 1885, tác phẩm nhanh chóng được đón nhận và nghiên cứu. Trong đó, đứa trẻ là một trong những hình ảnh được phân tích từ nhiều góc độ: tôn giáo, triết học, tâm lý … Nội dung bài viết chỉ ra ý nghĩa đứa trẻ theo góc nhìn của Phật giáo.
  • Phật giáo không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quốc gia dân tộc ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan… mà còn tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa của các quốc gia này, trong đó có Singapore.
  • Đại Thừa Đăng, ông chẳng những là người có khả năng làm ra văn học Phật giáo bằng chữ Sanskrit mà còn chú giải cả luận văn Sanskrit: Abhidharmakosa (luận Câu-xá) bằng chính chữ Sanskrit nữa. Những đóng góp lớn lao của Đại Thừa Đăng đã để lại dấu ấn vàng son trong trang sử Việt, tạo nên một truyền thống Phật học đáng tự hào cho đương thời và cả về sau nữa.
  • Là tôn giáo xuất phát từ Ấn Độ, nên khi truyền bá đến khu vực Đông Nam Á, Phật giáo đã theo chân các nhà sư người Ấn và người Trung Á đến vùng đất mới mẻ này. Miền Bắc nước ta (lúc bấy giờ là Giao Châu trong hệ thống hành chính của nhà Đông Hán) là nơi có nhiều sự tiếp biến văn hóa diễn ra giữa văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, trong đó Phật giáo đã được các tăng nhân người Ấn và người Trung Á xiển dương. Họ có tên tuổi và được người đương thời quý trọng nhưng không được sử sách ghi chép ...
  • Đức Thế Tôn thị hiện giữa cuộc đời với chí nguyện cao cả, mở bày cho chúng sinh phương tiện tu tập để giác ngộ, chúng sinh có thiên sai vạn biệt thì phương tiện thiện xảo muôn vàn.Trong Kinh Tăng Chi Bộ I, Chương Một Pháp, Phẩm một người có dạy: “Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chính đẳng giác”. Thật vậy, sự ra đời của đức ...
  • Qua tác phẩm Lý hoặc luận, chúng ta thấy được một đức Phật siêu nhiên trước và sau khi khi đản sinh, rồi các thần thông biến hóa mà Ngài thị hiện, cụ thể là các phép biến hóa của như ý thông.
  • Với giáo lý cao thâm, những lời dạy quý báu của đức Từ Phụ Thích Ca trải qua bao thế kỷ vẫn mang đầy ý nghĩa giá trị đạo đức, phù hợp với từng thời đại. Đức Phật giảng thuyết cho các vị vua thời bấy giờ về phẩm chất đạo đức của một vị lãnh đạo xây dựng quốc gia hưng thịnh. Thiết nghĩ, ngày nay sau hơn 26 thế kỷ, nếu biết vận dụng những lời dạy đó chắc chắn góp phần phồn vinh, an lạc cho xã hội.