-
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy.
-
Là người thì ai cũng giống như ai, nhưng trong chúng ta, có người ở trạng thái cùng cực khổ đau là đang sống trong địa ngục. Có người mà cuộc sống bị thiếu thốn tất cả, là ngạ quỷ. Có người giàu sang sung sướng, quyền thế là đang ở thiên đường.
-
Ai có thể ở trong cõi Ta-bà này rộng nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa nay chính phải lúc. Như Lai không bao lâu sẽ vào Niết-bàn, Phật muốn đem kinh Pháp Hoa này phó chúc cho các người”. Cuối phẩm“Hiện bảo tháp”, Phật tiếng lớn khắp bảo mọi người như thế.
-
Oán gia hay oan gia là kẻ thù của mình, của gia đình mình. Oán gia trái chủ là kẻ chủ món nợ hận thù. Những người hay gặp tai nạn, khổ đau dai dẳng từ tháng này qua năm nọ họ thường nghĩ rằng mình bị oán gia truyền kiếp đòi nợ. Theo nguyên lý nhân quả thì cách suy nghĩ như vậy cũng phù hợp, bởi có gieo nhân thì phải gặt quả, bằng hình thức này hay hình thức khác.
-
Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ. Họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ, Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh.
-
Chính Phật là Vô thượng sĩ, là ông thầy giáo có sự học không ai hơn! Còn Tăng là Khất sĩ, là học trò đang đi du học khắp nơi cùng xứ; học nơi thầy, nơi bạn, nơi trò; học với tất cả chúng sanh, vạn vật, các pháp; học với Phật Pháp Tăng ba đời; học từ xóm làng tỉnh xứ đến khắp các xã hội, thế giới chúng sanh; học nơi chữ viết, nghe lời nói; học bằng lo lắng nghĩ ngợi; học nơi sự thật hành; học nơi cỏ, cây, thú, người, trời…
-
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
-
Dòng tu nữ giới được thành lập khi bà Mahaprajapati (mẹ nuôi của Đức Phật) xin Ngài cho phép người phụ nữ được gia nhập Tăng Đoàn (Sangha) của Ngài.
-
Toàn bộ câu chuyện là điều gì khiến chúng ta hạnh phúc? Hành động theo phương cách nào để thoát khỏi những hậu quả không mong muốn? Làm sao hưởng hạnh phúc? Chúng ta phải tìm hiểu thật kỹ, thật xuyên suốt vấn đề này.
-
Trí tuệ con người phải kèm theo lòng từ bi mới có thể phục vụ lợi ích cho nhân loại. Xây dựng thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Dược Sư phát nguyện phát huy hiểu biết cao nhất để phục vụ cho người dân ở đó được hưởng cuộc sống sung sướng nhất. Thế giới Cực Lạc của Đức Phật Di Đà cũng vậy. Đó là hai mô hình thế giới văn minh của Phật chỉ có tình thương và xây dựng hạnh phúc tối đa cho người dân...
-
Đức Phật nói cho chúng ta biết hết thảy mọi thứ trên cuộc đời đều do nhân duyên mà sinh khởi và cũng do nhân duyên mà đoạn diệt; tương tự như vậy, các phiền não khổ đau sở dĩ phát sinh là do duyên gần gũi với cái ác, với các đối tượng xấu ác hoặc do tiếp xúc với môi trường không thân thiện; và do vậy để ngăn tránh các phiền não khổ đau thì con người cần phải tránh xa cái ác, tránh xa các đối tượng xấu ác hoặc môi trường không lành mạnh.
-
Ta có thể thấy ông này hiểu tam quy ngũ giới, trong đó Giới thứ hai là Không tham lam trộm cắp, một giới mà người tu sĩ cũng như những người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống đúng.
-
Bài Văn Cảnh Sách Của Đại Viên Thiền Sư ở Núi Quy; Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thánh Tri phỏng Việt dịch
-
Chúng ta người có trí không thể không tin Nhân Quả, người có trí không thể không tin lời Phật dạy.
-
Chúng cũng được ví như mồi nhử của Ác-ma, được giăng ra với ý đồ đen tối muốn làm hại người đời, muốn người đời đi theo và làm theo ý đồ xấu xa của chúng.
-
Đà-la-ni, tổng trì, thần chú, linh chú, chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay (mật) có vai trò như một công thức, nhắc nhở để người ta “nhập” vào Như Lai, nhập vào tri kiến Phật một cách an toàn và thường trực.
|
|