-
Đọc hết các Kinh, mới thấy Phật Thích Ca đã tu hành từ vô lượng kiếp, rồi mới đắc đạo thành Phật. Nay với lòng từ bi, Ngài đã đem kinh nghiệm và hiểu biết chỉ cho tất cả chúng ta con đường ngắn nhất để tu hành và thành đạo
-
Con người phải biết làm Chủ vận mệnh mình, phải biết dùng Trí tuệ để sửa đổi nghiệp lực của mình, và dùng Từ Bi để biết thương mình lẫn thương người - để biến cảnh trần gian đói rách, giết hại lẫn nhau này thành cõi Tịnh độ đầy an lạc và yêu thương
-
Học Phật là để biết ta là người làm chủ vận mệnh mình; biết luật nhân quả bao trùm mọi sinh hoạt của nhân sinh trong vũ trụ; biết ta có trí tuệ để chọn đi con đường sáng; biết từ bi để yêu thương ta cũng như yêu thương mọi người.
-
Ta Bà cõi tạm, như cái thang ải mục ta đang đứng cheo leo và sẽ gãy đổ bất cứ lúc nào. Để có cớ gọi tên sự chứng ngộ phải bắt đầu từ việc niệm Phật tẩy xóa mọi ý niệm xấu ác khởi lên. Hãy dụng tâm niệm Phật để “sực nhớ” những kiếp trước ta từng với tay gần chạm vào Đức Phật, và bây giờ chùm nho nơi vườn Cực Lạc đã không còn xanh nữa.
-
Thơ ca thuộc hai trường phái Nho và Thiền khác nhau về nhiều mặt, trước hết là cơ sở văn hóa của hai loại hình nghệ thuật thơ ca và sau đó là ở đặc điểm nghệ thuật. Về mặt nghệ thuật, nếu so sánh cái nhìn, tư duy, quan niệm, con người của hai trường phái ta đều thấy có sự khác nhau.
-
Ngày nay, Phật ngữ, Pháp ngữ thực sự đã đóng góp nhiều vào kho tàng ngôn ngữ thế giới, làm phong phú cho kho tàng ngôn ngữ nhân loại, hướng con người đến những giá trị tinh thần cao đẹp. Con người tự kiến tạo cuộc sống hạnh phúc cho mình và người bằng những lời nói từ ái, hài hoà, không dùng lời nói ác gây tổn thương, đau khổ, thù hận cho người
-
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
-
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho ...
-
Để bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, chùa Thiên Tôn thường xuyên tuyên truyền giải thích, vận động đồng bào người Hoa và nam nữ Phật tử thực hiện chỉ thị 27/CTTW của Trung ương Đảng và các văn bản về việc Cưới, việc Tang và Lễ hội .
-
Tôi không hiểu tại sao ba mẹ tôi làm lụng vất vả như vậy mà không dành một chút tiền đó để mua sắm thêm chút gì đó cho bản thân mà lại dành để cúng dường cho các sư?
-
Trời ơi! Mợ hà tiện với ngoại một lời mời hay là ngại leo lên lầu ba? Trong khi thân già còm nhom như ngoại lại phải nặng nhọc leo lên leo xuống cầu thang mỗi ngày. Cuộc sống xô bồ ở thành thị là thế sao? Vô cảm thế sao?
-
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa...
-
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143 | HOA XUYẾN CHI Trong khi hàng ngàn người dân thành phố đang háo hức đổ dồn về hầm ngầm Thủ Thiêm, con hầm vượt sông dài nhất Đông Nam Á, để chiêm ngưỡng và tận hưởng niềm vui nối liền một dải của thành phố có thời là Hòn Ngọc Viễn Đông thì tôi lại lặng lẽ chạy xe lên Bến Nhà Rồng ngắm dòng sông Sài Gòn thơ mộng và những chuyến phà lặng lẽ, thân quen, cần mẫn như đang cập bến vào quá khứ. Những chuyến phà có lịch sử hàng trăm năm với bao thăng ...
-
Trần Quốc Tảng (1252-1313) chào đời được 6 năm thì đất nước gặp nạn Nguyên Mông xâm lược. Làm con của một vị tướng tài ba vào bậc nhất của triều Trần là Trần Quốc Tuấn (1228-1300), ông thừa hưởng toàn bộ khí phách của cha và sức mạnh, quyền uy của cả dòng họ.
-
Con người sinh ra, ai cũng có cái khó, cái khổ của riêng mình. Bản thân tôi, và bên cạnh tôi, trước mặt tôi, sau lưng tôi, rất gần tôi và rất xa tôi: mỗi con người là một cuộc đời với vô vàn cái khổ mà mỗi người phải đối diện để hoàn thành thật tốt và viên mãn vai trò của mình.
-
|
|