Chi tiết tin tức

Nắng có còn vàng nơi ấy

09:34:00 - 19/06/2014
(PGNĐ) -  Những tư tưởng của Phật giáo phát triển, hiện đại nằm sẵn trong tất cả các bộ kinh điển nguyên thủy. Tuy nhiên khoảng 500 năm sau khi Gotama nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép trên là bối. Là một người trẻ, mới bắt đầu học Phật, tìm hiểu về Phật, chúng ta cũng có những trăn trở, những tìm hiểu về lịch sử phân chia bộ phái, về nguồn gốc các bộ kinh điển. Theo thời gian, với căn cơ của nó
Nắng có còn vàng nơi ấy
Hơn 2500 năm trước, mùa trăng tròn tháng thứ 4, trong cái nắng vàng và oi bức của xứ nhiệt đới, một con người vĩ đại của xứ Ấn Độ ra đời. Lịch sử, huyền sử, sự nghiệp, những đóng góp cho nhân loại của Ngài quá vĩ đại, bằng sự thực chứng qua kinh nghiệm Thiền định, tự tu tập, ngài đã đạt đến một trạng thái thăng hoa về tâm linh, thấu rõ bản chất của thực tại, vượt thoát sinh tử, khổ đau.
Tuy nhiên vì những điều thực chứng đó, chỉ có thể tự cảm nhận, vượt ngoài ngôn ngữ, không thể mô tả, do vậy ban đầu ngài không có ý định chia sẻ nó. Cuối cùng, vì lòng từ bi ngài cũng bắt đầu chia sẻ, giảng dạy những kinh nghiệm thực chứng của mình cho những ngừoi có nguyện vọng muốn đạt được trạng thái như ngài.
Chúng ta biết, cũng như các vị đạo sư vĩ đại khác, Gotama không có ý định hệ thống hóa các thuyết giảng của mình, không có ý định thành lập một tôn giáo mà mình là giáo chủ, ngài chỉ thừa nhận mình là một người chỉ đường, hoặc đôi khi nhận mình là một thầy thuốc.
Người chỉ đường đưa ra các chỉ dẫn, và nhiệm vụ người đi phải đi đến đích, người chỉ đường không thể mô tả đích đến như đúng sự thực của nó, nếu có ông ta cũng chỉ cố gắng có những ví dụ để người đi đường hình dung ra mà thôi. Người đi đường phải tự cảm nhận khi đến đích, mô tả cái mà người đi đường chưa biết thì chỉ làm hoang mang thêm và có nguy ngơ càng rời xa sự thật.
Người thầy thuốc ra đơn thuốc cho ngừơi bệnh, người bệnh nhờ thuốc mà hết bệnh. Trong kiến thức của mình, người bệnh phải chấp nhận đơn thuốc. Nếu người bệnh muốn biết tường tận cách làm thuốc, biết rõ thành phần, biết rõ công dụng từng thứthì có khi người bệnh sẽ chết trước khi biết hết các điều đó.
Khổ nỗi, có người đi đường lại khăng khăng tin rằng, những chỉ dẫn đi đường là chân lý, là mục đích, họ quên mất phải đi đến đích, họ ôm lấy những chỉ dẫn đó, họ không đi, họ chỉ lí luận, biện luận về cách đi. 
Cũng khổ có những người sau khi được đơn thuốc, uống vô tội vạ, nghĩ rằng càng uống càng tốt, hoặc đem cho người bệnh khác uống. Họ cũng xem thuốc là mục đích mà quên rằng mục đích chính của thuốc là chữa bệnh.
Đó là bệnh chung của nền văn hóa Ấn Độ thời đó, rất vĩ đại, thông thái, quá nhiều triết thuyết, ưu biện luận mà ít thực hành.
Biết rõ bệnh đó, trong suốt cuộc đời hành đạo Gotama nói rất nhiều, giảng nhiều, tùy đặc điểm của từng hạng người mà có những chỉ dẫn rất thông minh. Đưa ra những vì dụ để họ hình dung. Gần như ngài rất hay dùng ví dụ, vì phải cố gắng nói về những điều người khách chưa biết, dễ dàng nhất là cách dùng vì dụ. Nhưng nếu gặp những người không thông minh thì cách dùng ví dụ lại gây tai họa.
Sau khi Gotama nhập diệt thì dĩ nhiên là xảy ra những tranh cãi, điều này cũng tự nhiên thôi. Theo tôi những tranh cãi này là cần thiết cho đạo Phật. Ngay cả thời Gotama còn sống thì cũng đã có những tranh cãi. Ngay cả những lời dạy và cách dạy của ngài cũng có những thay đổi cho phù hợp, ngày càng phong phú hơn. Nếu không có tranh cãi, không thay đổi mọi thứ đúng cứng nhắc và chết khô thì mới là nguy hại.
Kể từ sau cuộc kết tập kinh điển thứ nhất của ngài Ca Diếp đã bắt đầu chia bộ phái: Thượng Tọa Bộ (Sthaviravāda) và Đại Chúng Bộ (Mahasanghika), mỗi bộ phái lại tiếp tục phân chia thành Nhất Thuyết bộ, Kệ dẫn bộ,…Nhất Thuyết hữu bộ, Độc tử bộ, Pháp Thượng bộ, Hiển trụ bộ,… ( xem thêm Những con đường đưa về núi Thứu- Nhất Hạnh), phát triển cho đến ngày hôm nay, chúng ta có một kho tàng Phật giáo đồ sộ vĩ đại, mà phải nói, chỉ với lượng kiến thức một bộ luận của một phái thôi, chúng ta học, hành trì, tu tập cả đời chưa lĩnh hội hết.
Những tư tưởng của Phật giáo phát triển, hiện đại nằm sẵn trong tất cả các bộ kinh điển nguyên thủy. 
Tuy nhiên khoảng 500 năm sau khi Gotama nhập diệt, kinh điển mới bắt đầu được ghi chép trên là bối.
Là một người trẻ, mới bắt đầu học Phật, tìm hiểu về Phật, chúng ta cũng có những trăn trở, những tìm hiểu về lịch sử phân chia bộ phái, về nguồn gốc các bộ kinh điển.
Theo thời gian, với căn cơ của người dân, văn hóa nền của mỗi dân tộc, sẽ là điều kiện để một tông phái phát triển, nảy nở và tồn tại.
Hiện nay với sự dễ dàng của thông tin, người trẻ rất thuận tiện để tim hiều lịch sử phát triển của các tư tưởng Phật giáo nhằm tìm cho mình một lựa chọn phù hợp với căn cơ nhất. 
Hơn 2500 trước, nắng vàng rực rỡ, 2500 năm sau nắng vẫn vàng rực rỡ, cây cối sinh vật vẫn phát triển sum suê, nhưng nắng có bất biến theo thời gian?
Nguyễn Bá Triết
 
Mh.
Nguyễn Bá Triết

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin