-
Bích Khê (1916-1946), tác giả của “những câu thơ hay vào bực nhất của thơ Việt Nam” như sự xưng tụng của Hoài Thanh – Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam, là một hiện tượng mới lạ, độc đáo của Thơ mới nói riêng, thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Thơ Bích Khê không quá đồ sộ nhưng đạt những thành tựu lớn, giữ vị trị quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX. Đọc thơ ông, người ta có thể nhận ra những ảnh hưởng của Phật giáo trong cảm quan nghệ thuật của nhà ...
-
Cao Bá Quát là nhà Nho, nhà thơ lớn của dân tộc. Đằng sau con người tài hoa ngang tàng tự phụ là cả tấm lòng yêu nước thương dân. Trong thơ chữ Hán của ông, chúng ta bắt gặp rất nhiều bài thơ tả cảnh chùa với tình cảm chân thành ngợi ca, cùng nhiều suy ngẫm nhân sinh. Cảnh đẹp chốn thiền môn và triết lý, văn hóa Phật giáo vừa nâng đỡ ông trên cuộc đời hoạn lộ nhiều thăng trầm khổ ải chán ngán, vừa là nguồn mạch giúp thơ ca của thi sĩ họ Cao giàu giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc. Ít có nhà Nho ...
-
Sau năm 1792, Ngô Thời Nhậm vẫn còn là đại quan của triều Cảnh Thịnh, làm việc ở Thăng Long, tiếp tục lo việc bang giao với triều Thanh. Vì việc ngoại giao với nhà Thanh tạm ổn nhưng rồi nội bộ triều Tây Sơn ở Phú Xuân quá lục đục nên Ngô Thời Nhậm thấy buồn, ông trở lại thiền học, viết “Trúc Lâm tông chỉ nhất nguyên thanh”; người đời tôn họ Ngô là Trúc Lâm đệ tứ tổ Hải Lượng đại Thiền sư.
-
Tâm và Đạo trong hai thi phẩm của thiền sư như một bản thể của giác ngộ, chỉ khác nhau ở góc nhìn: hướng vào trong thì đó là Tâm, mà hướng ra ngoài thì là Đạo. Trên bình diện khác – quan hệ nhân quả, Tâm là nhân, còn Đạo là quả.
-
Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u...
-
Vũ Hoàng Chương vốn là một thi sĩ tiền chiến, nổi danh với “say và mộng”. Thế nhưng, cảm hứng nghệ thuật nổi bật trong thi ca của ông giai đoạn 1954-1975 lại là Phật giáo. Với các thi tập: Lửa từ bi (1963), Ánh trăng đạo lý (1966), Bút nở hoa đàm (1967),… Vũ Hoàng Chương là một trong những nhà thơ thể hiện sâu sắc và tha thiết tấm lòng sùng kính, tán dương Phật pháp; điển hình với biểu tượng Bồ tát Thích Quảng Đức trong phong trào Phật giáo dân tộc năm 1963. Thơ ca Vũ Hoàng Chương ít nhiều đã ...
-
Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu bài thơ Chiều xuân trong tập thơ Chuyển động quang ta của Thiếu tướng-AHLLVT Trịnh Vệ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. Ông vừa là người lãnh đạo, người nghệ sĩ, và nhà thơ với những áng thơ trác tuyệt, mang tính nhân văn sâu sắc, hoà hợp giữa đạo và đời.
-
Xin giới thiệu tới bạn đọc bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Trụ Vũ, với những câu như "Mẹ về trong tiếng thư cưu/ Mẹ về trong bóng Tỳ-khưu mẹ về" ...
-
Hạnh phúc thay ngày Phật xuất giaVì thương cứu độ cõi Ta Bà...
-
Vương Duy được mệnh danh là “Thi Phật” với nhiều tác phẩm có nội dung gắn bó với tư tưởng nhà Phật, mang đậm triết lý thiền.
-
Mùa xuân đẹp thật, nhưng ngắn ngủi. Thi nhân say đắm cái đẹp của mùa xuân, còn thiền khách không chỉ nhìn thấy cái đẹp, mà còn nhận ra thật tướng của cái đẹp, bản chất của mùa xuân
-
Ngày trọn tìm Xuân chẳng thấy Xuân.Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần.Trở về bỗng thấy hương mai rộ.Rõ thật đầu cành vẹn Ý Xuân.
-
Tùy căn cơ, mỗi người đều có thể tự biết vì đâu chỉ hình ảnh bông hoa mai nở muộn mà khiến ta bâng khuâng đến thế!
-
Có một người đi trong lặng lẽChiều xuân ghé ngọn lá bồ đềDưới cội huyền chân thân tĩnh lặngNghe tiếng chuông chiều trên sơn khê
-
Trong kho tàng thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương chứa nhiều bài thơ với đề tài, nội dung liên quan đến Phật giáo. Bài viết cho thấy tinh thần Phật giáo thấm đẫm trong thơ chữ Hán của người nữ sĩ tài hoa này từ những ngôi chùa cổ nhuốm màu thời gian, đến các vị sơn Tăng thoát tục và chất thiền trong thơ của bà. Với gia tài thơ ca ấy, hẳn Hồ Xuân Hương phải giữ một vị trí nhất định trong văn học Phật giáo trung đại Việt Nam.
-
Thực hành pháp Phật ý trongHương thơm sẽ ngát ngược dòng bay xa.
|
|