Danh sách tin tức
  • HT.Thích Chơn Kim thế danh Nguyễn Phúc Liên Phú, Pháp danh Tâm Phú, đời thứ 43 dòng Lâm Tế, xuất thân từ dòng họ Nguyễn ở Gia miêu ngoại trang tỉnh Thanh Hóa. Tiên tổ là ngài Nguyễn Kim bậc đại thần đã tận trung phục hưng lại nhà Hậu Lê là Lê Trung Hưng; tiếp theo là chúa Nguyễn Hoàng cùng 8 đời chúa kế sau đã trấn giữ và mở mang bờ cõi đến tận phương Nam. Quý Chúa đã lấy tinh thần từ bi của Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo cho sự nghiệp vệ quốc an dân. Sau này Hoàng đế Gia Long đã dựng lên vương ...
  • Điều quan trọng không phải là sống ở thị thành hay núi rừng. Vấn đề là làm sao giác ngộ được sự thật. Đấy mấu chốt của vấn đề. Ta đã thấy sự giác ngộ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là chính giữa cuộc đời trần tục đầy những hệ lụy thế sự. Chính trong cuộc sống trần tục ấy mà giác ngộ được thì giá trị còn nâng lên gấp bội.
  • Ứng dụng mùa Xuân
    19:55:00 - 31/01/2017
    Núi sông như gương, người đều lành tốt, chơn tánh như như trùm khắp cả pháp giới hết thảy chúng sinh thảy đều thành Phật, muôn ngàn thế giới đổi thành vườn xuân tươi đẹp rực rỡ vô biên. Ấy là xuân, xuân là sứ mạng của Phật hóa - Đã hoàn thành trách nhiệm lớn lao với những công cuộc kiến thiết chung cho nhơn loại, cho toàn thể muôn vạn sinh linh.
  • Hằng chuyển tinh khôi
    19:10:00 - 30/01/2017
    “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận . Đình tiền tạc dạ nhất chi mai).
  • Bằng sự tỉ mẩn, cẩn trọng, chuẩn xác, Thiền sư Thích Tâm Nhãn, Ban phiên dịch Pháp tạng Phật giáo Việt Nam (hiện đang nghiên cứu ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) lật giở cho chúng tôi xem từng trang tư liệu quý hiếm do chính các nhà xuất bản lớn của Trung Quốc phát hành đều khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
  • Cây bồ-đề bị chặt đầu tiên sau khi đức Phật nhập diệt là do vua A-dục. Vua A-dục trong những ngày đầu trị vì là một vị ngoại đạo và muốn tiêu diệt những dấu vết của đức Phật, nên đã triệu tập một quân đội, ông đã thân hành dẫn đoàn quân đến đây để tiêu diệt cây bồ-đề. Ông đã đốn cây tận rễ, chẻ thân, cành và nhánh cây thành những miếng gỗ nhỏ vụn và đổ về phía tây. Sau đó ông đã ra lệnh cho một người Bà-la-môn làm lễ thiêu đống gỗ để cúng dường Phạm thiên. Không lâu sau khi những đợt khói tan ...
  • Lựa lời mà nói
    15:25:00 - 02/01/2017
    Ngôn ngữ là phương tiện mà con người dùng để giãi bày tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp giữa người và người trong xã hội.
  • Trong cuộc sống, đố kỵ là chuyện thường tình ai cũng hiểu. Ganh ghét, hơn thua, cái bệnh ái thủ như một đặc tính cố hữu, có chủng tử sắp sẵn trong tâm con người. Khi cái hạnh phúc người khác có được mà mình không có, thì đó cũng là một nguyên nhân của đố kỵ dù biết rằng thật là vô cớ. Ta có thể hình dung như đứa bé tức tối giành sữa mẹ hay sự âu yếm của mẹ dành cho đứa khác. 
  • Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này. Phật giáo hiện nay tại Sri Lanka là Phật giáo thuộc truyền thống Theravāda. Nhưng trong quá khứ, Phật giáo Đại thừa cũng đã tồn tại và ít nhiều ảnh hưởng trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người dân Sri Lanka gần 1.000 năm.
  • Niệm lực và niệm Phật
    16:43:00 - 15/12/2016
    Đã là con nhà Phật, chắc chắn trong chúng ta không còn ai xa lạ với hai chữ "niệm Phật"....
  • Lễ Thánh đản Phật A Di Đà
    16:41:00 - 15/12/2016
    Phật A Di Đà còn gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang,…
  • Chánh trí Mai Thọ Truyền là một trong những khuôn mặt phật tử cư sĩ lớn của thời đại.
  • Con người sống trong hai thế giới, thế giới bên ngoài và thế giới bên trong.
  • Thông thường ai cũng nghĩ rằng đạo Phật chỉ mới được truyền sang Tây phương trong các thế kỷ gần đây mà thôi, mà quên rằng trong nhiều thế kỷ trước Tây lịch (TTL) Phật giáo đã thấm nhuần vùng Tiểu Á và Tây Bắc Ấn, rồi ảnh hưởng trên cả nền triết học Hy-lạp và giáo lý của vài tôn giáo lớn có nguồn gốc Tây phương. Phật tử Việt nam vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm giáo pháp truyền từ Trung Quốc nên ít biết đến sự giao hòa của hai nền văn hóa Hy-lạp và Phật giáo khởi đầu rất sớm ở vùng đất này. 
  • Tiếp nối dự kiến đã được định sẵn vào năm 2006, khi diễn ra Hội thảo khoa học về Sa môn Trí Hải, bậc đại trưởng thụ về công cuộc chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc. Năm nay, chúng ta lại làm tiếp công việc với một cuộc hội thảo về Hòa thượng Tố Liên, một nhà sư ở miền Bắc, nhưng đồng thời cũng là nhà hoạt động và kiến tạo của Phật giáo Việt Nam hiện đại và quốc tế nhân dịp 30 năm ngày giỗ của Ngài.
  • Sengai thuộc trường phái Lâm Tế của Phật giáo Nhật Bản và đúng với bản chất cá nhân rất đáng chú ý này, ông chú tâm vào nghệ thuật ở những giai đoạn sau của cuộc đời mình. Tất nhiên, nghệ thuật luôn hiện hữu bên trong tâm hồn ông nhưng ở những giai đoạn đầu của đời mình, Sengai dành nhiều sự quan tâm hơn đến những vấn đề tâm linh liên quan đến Phật giáo.