Chi tiết tin tức Diễn nghĩa Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn. ( P 1 ) 06:41:00 - 22/09/2015
(PGNĐ) - Phần một: Tựa và câu số một.
Triṃśikā vijñapti mātratā siddhi (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्न्̃अप्ति म̄त्रत̄ सिद्धि ) | Triṃśikā vijñaptikārikā (त्रिम्̣स्́इक̄ विज्ञप्तिक̄रिक̄) | Triṃśikā vijñapti (त्रिंशिका विज्ञप्ति) | Triṃśikā vijñaptikārikāḥ (त्रिंशिका विज्ञप्तिकारिकाः)
विज्ञानपरिणामेऽसौ परिणामः स च त्रिधा ||1||
Vijñānapariṇāme'sau pariṇāmaḥ sa ca tridhā||1||
Ātma (आत्म) là hô cách số ít trong bảng biến thân của Ātma (आत्म) ở dạng giống đực. Ātma (आत्म) có gốc từ Ātman (आत्मन्) và Ātman (आत्मन्) có gốc từ động từ căn √an (√अन् (theo nghĩa 2 của nó)). Động từ căn √an (√अन् (theo nghĩa 2 của nó)) thuộc nhóm [2] và nó có những nghĩa được biết, tùy theo cách chia các thì khác nhau của nó trong văn phạm tiếng Phạn như:hô hấp, thở,thổi, biểu lộ, phát ra, thốt ra, tuôn ra, sống, làm chuyển động, chuyển, lay động, làm cho có sinh khí, làm cho hoạt động lên…
Ātman (आत्मन्) có những nghĩa được biết như: nguyên tắc của sự sống, linh hồn, tinh thần, tâm hồn, người, tình cảm, lõi, cốt, ý vị, năng lực nhận thức, bản thể, bản chất, tinh chất, tính cách, đặc tính, vẻ riêng, đặc sắc, mình, giữ nguyên bản chất của mình, cái mình
Ātman (आत्मन्) cũng là đại từ nhân xưng dùng để chỉ cho ngôi thứ ba như: cái Ta, cái Tôi, cái Mình, cái giữ nguyên bản chất của mình hay bản ngã. Trong tinh thần Phật học, Ātman (आत्मन्) thường được gọi là cái "Tôi" hay bản "Ngã" và cái "Tôi" hay bản "Ngã" được Đức Phật Thích Ca phân tích rất rõ ràng trong giáo lý của Ngài. Đức Phật đã dùng Ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) làm chủ đề để giải thích sự tồn tại của chúng sinh hay vạn vật. Bởi vì qua cái nhìn của Ngài tất cả các pháp đều do duyên sinh.
Theo Đức Phật ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) là một sự giả hợp tượng trưng của năm yếu tố hợp lại để tạo thành con người và ngoài nó ra thì không có cái gì để gọi là cái "Tôi" hay "Ngã". Ngũ uẩn (pañcaskandha (पञ्चस्कन्ध)) gồm có: Sắc (Rūpa (रूप) ), nói theo một cách đầy đủ là Sắc uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Rūpaskandha (रूपस्कन्ध). Sắc uẩn là một tổng thể của những yếu tố vật chất hợp thành một thân của ngũ uẩn hay cái tôi. Sắc uẩn tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Sắc uẩn bao gồm tất cả sắc pháp. Thọ (Vedanā (वेदना)), nói theo một cách đầy đủ là Thọ uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vedanāskandha (वेदनास्कन्ध). Thọ uẩn là một nhóm cảm giác không phân biệt chúng là dễ chịu hay khó chịu của ngũ uẩn hay cái tôi. Thọ uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thọ uẩn bao gồm các cảm thọ. Tưởng (Saṃjñā (संज्ञा)), nói theo một cách đầy đủ là Tưởng uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Saṃjñāskandha (संज्ञास्कन्ध). Tưởng uẩn là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị, ý thức đang hiện diện… Hành (Saṃskāra (संस्कार)), nói theo một cách đầy đủ là Hành uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Saṃskāraskandha (संस्कारस्कन्ध). Hành uẩn có là những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng của ngũ uẩn hay cái tôi. Thức (Vijñāna (विज्ञान)), nói theo một cách đầy đủ là Thức uẩn (âm Hán Việt viết theo chữ Việt) và Phạn gọi là Vijñānaskandha (विज्ञानस्कन्ध). Thức là một giác quan sinh động tổng hợp có chức năng cảm nhận và phản ảnh các trạng thái hoạt động bên ngoài hay bên trong, đang tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác của ngũ uẩn qua nhiều hình thức khác nhau. Thức uẩn thuộc về phần vô hình của thân ngũ uẩn. Thức uẩn bao gồm tất cả tâm.
Kính bút TS Huệ Dân Trích trong Tinh hoa Phật học .
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |