Chi tiết tin tức

108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống

12:27:00 - 04/12/2013

 

 

 

 

I.1 pb

Điều cần có bao nhiêu sao mong muốn lại quá nhiều.

I.2 pb

Biết ơn đền ơn phải trước hết, giúp người đâu khác giúp chính mình.

I.3 pb

Tận tâm tận lực là trên hết không tranh kẻ ít người nhiều.

I.4 pb

Từ bi thì không có kẻ thù, trí tuệ thì không khởi phiền muộn.

I.5 pb

Người bận rộn là người có nhiều thời gian nhất, người cần cù là người sức khỏe tốt nhất.

I.6 pb

Người bố thí thì có phước, người hành thiện được an lạc

I.7 pb

Tâm lượng phải lớn, cái tôi phải nhỏ.

I.8 pb

Biết để xuống thì mới nhấc lên được, cũng như vậy người biết buông xả và nhấc lên đúng lúc là người tự tại.

I.9 pb

Biết mình biết người biết tiến thoái, thân tâm lúc nào cũng bình an; biết phước quý phước vun bồi phước,

duyên lành đem đến cho mọi người

I.10 pb

Biết gánh vác, biết buông xả mỗi năm đều như ý cát tường; biết dùng trí huệ nuôi trồng phước lành,

thì mỗi ngày đều là những ngày tốt đẹp.

I.11 pb

Để thân tâm nhẹ nhàng, gặp ai cũng nên mỉm cười; vì sự nhẹ nhàng mới làm cho thân tâm khỏe mạnh,

nụ cười sẽ làm cho chúng ta càng thêm thân thiện.

I.12 pb

Trước khi nói cần đắn đo suy nghĩ, lời chậm một chút cũng không sao. Không phải không nói, mà phải thận trọng lời nói.

I.13 pb

Trong cuộc sống, nên tập dần ý nghĩ: “Nếu có thì rất tốt, nếu không có thì cũng không sao”,

nếu làm được như vậy thì sẽ biến khổ thành vui, cuộc sống luôn tự tại.

I.14 pb

Cần bốn điều an là: Tâm an, thân an, nhà an, nghề nghiệp an.

I.15 pb

Bốn điều lấy là: cần lấy, muốn lấy, có thể lấy, nên lấy.

I.16 pb

Bốn loại cảm: Cảm ơn, cảm tạ, cảm hóa, cảm động.

I.17 pb

Bốn thái độ trước một sự việc: đối diện nó, chấp nhận nó, giải quyết nó, buông xả nó.

I.18 pb

Bốn điều phước: biết phước, quý phước, bồi dưỡng phước, vun trồng phước.

I.19 pb

Những điều có thể lấy, nên lấy thì mới lấy; Những điều không thể lấy, không nên lấy thì tuyệt đối không lấy.

I.20 pb

Biết ơn giúp chúng ta trưởng thành, báo ơn giúp chúng ta thành tựu.

I.21 pb

Lòng biết ơn thường cho chúng ta cơ hội tốt, dù gặp người cho thuận duyên hay nghịch duyên đều là ân nhân của chúng ta.

I.22 pb

Gặp việc tốt, phải tùy hỷ, tán thán, khích lệ và khiêm tốn học hỏi.

I.23 pb

Ít phê phán, thường khen ngợi, là phương pháp hay để tránh tạo khẩu nghiệp.

I.24 pb

Tâm bình thường chính là tâm tự tại, an lạc nhất.

I.26 pb

Biết được khuyết điểm của mình càng nhiều, thì mức độ trưởng thành càng nhanh,

tự mình có niềm tin thì cuộc sống càng kiên định vững chắc.

I.30 pb

Bận mà không rộn, mệt mà không mỏi.

I.32 pb

Tuy bận rộn nhưng không sao cả, đừng biến nó thành buồn phiền là được.

I.25 pb

Làm một việc hữu ích thực tế còn hơn nói một trăm câu hoa mỹ mà vô nghĩa.

I.27 pb

Cần nghe nhiều xem nhiều, nhưng nói năng ít lại; cần nhanh tay nhanh chân nhưng cẩn thận việc tiêu tiền.

I.28 pb

Chỉ sau khi trải nghiệm cảnh ngộ gian khó, mới có được tâm tinh tấn chấn phấn.

I.29 pb

Người sống thật thà thực tiễn, tâm lượng rộng lớn; người ấy làm việc gì cũng ổn định, có tầm nhìn sâu rộng.

I.31 pb

Bận mà vui vẻ, mệt mà hoan hỷ.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin