Chi tiết tin tức

7 câu hỏi về ông Duy Tuệ

17:17:34 - 24/07/2013
(PGNĐ) -  Vì vậy chúng tôi muốn hỏi rõ quan điểm các nhà văn hóa lớn của Việt Nam, là giáo sư Phạm Đức Dương , Nhà sử học Dương Trung Quốc , Ông Ngô Văn Quán chủ tịch Unesco Phật Học Việt Nam, về sự gian trá văn hóa của Duy Tuệ.

Tôi nhận được lá thư của một thanh niên ca ngợi những nhà văn hóa lớn của Việt Nam  theo học Duy Tuệ: “Riêng phương pháp của Thầy Duy Tuệ  được giới thiệu trên Đài Truyền Hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam , Các báo Pháp Luật, Tiền Phong và rất nhiều báo khác v...v . Tức là được các cơ quan ban ngành của nhà nước kiểm chứng khoa học. Đông đảo tầng lớp từ người lao động đến trí thức lớn theo học như giáo sư Phạm Đức Dương, Nhà sử học Dương Trung Quốc , Ông Ngô Văn Quán chủ tịch Unesco Phật Học Việt Nam và rất nhiều doanh nhân trong và ngoài nước theo học” 

Văn hóa là năng lượng tinh thần  rất mạnh mẽ, quyết định tương lai vận mệnh của một đất nước. Nhìn ra thế giới, đất nước nào bị tà thuật hoành hành thì mãi mãi đói nghèo lạc hậu, người dân cơ cực thống khổ. Việt Nam đang là mảnh đất hứa hẹn lắm thày nhiều ma, nhiều tệ nạn tà thuật lộng hành. Bất cứ ai có văn hóa, yêu nước thương dân tộc mình, đều không thể chấp nhận sự gian dối, lừa đảo văn hóa. 

Vì vậy chúng tôi muốn hỏi rõ quan điểm các nhà văn hóa lớn của Việt Nam, là giáo sư Phạm Đức Dương , Nhà sử học Dương Trung Quốc , Ông Ngô Văn Quán chủ tịch Unesco Phật Học Việt Nam, về sự gian trá văn hóa của Duy Tuệ.

Phát hiện sự thật này từ những lời rao giảng trong sách và băng đĩa pháp âm của Duy Tuệ, chúng tôi có đầy đủ căn cứ tư liệu do chính ông ta tuyên truyền. Chúng tôi xin đề nghị quý báo có cuộc phỏng vấn ngắn với các nhà văn hóa trên,  vui lòng trả lời 9 câu hỏi về Duy Tuệ,  có được các nhà văn hóa ủng hộ không, xin cho biết ngắn gọn là có hay không để nhân dân được biết.

1. Duy Tuệ đặt mục tiêu phải  khinh thường kiến thức:  “Mục tiêu sống còn của hiền giả Minh triết  là bảo vệ đầu óc không bị ảnh hưởng quan niệm, tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức trong sách vở, hay hoàn cảnh bên ngoài” ( tr.36.Chiêu cảm may mắn.). Phải “phủi sạch những gì mình đã tin”, “Đừng tin những gì mình đã tin, bất kể đó là chuyện gì. Đừng tin vào bất cứ kiến thức, khả năng kinh nghiệm của mình hoặc một tác phẩm, tác giả, phương pháp, khuôn mẫu, công thức nào” (tr.110. Bí mật phụ nữ. Duy Tuệ ). Duy Tuệ đưa ra những lý luận  “ không tin suy nghĩ”, nhằm đập phá tất cả nền văn hóa truyền thống, “không tin vào những khái niệm loài người đã quy ước”, chỉ tin tuyệt đối Duy Tuệ, cho Duy Tuệ và các vong âm điều khiển, để  “con người vô hình cung cấp cho chúng ta năng lượng minh triết để chúng ta ứng xử trong cuộc đời”. “ Chỉ  một cách duy nhất là nhớ tưởng tới con người vô hình ấy và đi chơi với Thầy”. (Trích bài giảng 094: Có một người vô hình luôn bên cạnh )

Đây chính là hình mẫu một con người vô học, khinh bỉ kiến thức, không tin ai và không tin chính mình, chỉ tin tà ma mê tín, do Duy Tuệ tuyền truyền trên khắp toàn quốc..

Đây là luận điệu gian trá nhằm thực hiện ý đồ ngu dân để nuôi dưỡng tà thuật. Đó là giọng lưỡi  lừa đảo văn hóa. Không có thứ văn hóa nào dạy con người phải mất lòng tin vào kiến thức, mất lòng tin vào chính mình, để tin vào tà ma.  Các nhà văn hóa lớn có ủng hộ  quan điểm vô văn hóa của Duy Tuệ  không ?

2. Duy Tuệ không biết minh triết, nhưng xưng danh Thày dạy phương pháp Thiền minh triết. Ông ta nói: “con người vô hình cung cấp cho chúng ta năng lượng minh triết để chúng ta ứng xử trong cuộc đời”, nói như vậy có nghĩa ông ta không biết gì về minh triết. Khi bị phát hiện điều này, ông ta cải chính thay đổi danh từ “ minh triết”, nhưng thực tế vẫn tiếp tục sử dụng để lừa đảo niềm tin của giới trí thức, và thanh niên học đường, lầm tưởng ông ta là bậc thày minh triết. Các nhà văn hóa  có biết sự gian trá này không ?

3. Tuyên ngôn của Duy Tuệ : “ Không hành động theo ý con người, nhưng ta cho phép con người hành động theo giấc mơ riêng chính đáng và phù hợp. Nhưng không theo ý muốn hay quan điểm riêng được”, “ông cùng học trò làm triệu triệu cái đầu tỉnh thức” ( bài: Cổ Phật quyền năng, tr180. Những điều dạy về Đức Phật …) Đây là tham vọng cực đoan phát xít, muốn bắt mọi người phải phục tùng ông ta, không được suy nghĩ riêng. Vì vậy ông ta đẻ ra thứ giáo lý quái gở: Không  được tin  bất cứ cái gì. Không tin truyền thống, không tin kiến thức, không tin chính mình, chỉ được tin duy nhất Duy Tuệ.  Các nhà văn hóa có ủng hộ tuyên ngôn này không ?

4. Duy Tuệ vừa sử dụng Thiền, vừa đồng thời phỉ báng các vị thánh nhân. Trong khi Thiền là một phương pháp tinh hoa truyền thống do các Thánh nhân truyền lại, Duy Tuệ lại tráo trở : "Để quét sạch các rác rưởi thánh nhân hàng ngàn năm còn tồn tại đến tận hôm nay". “Từ giờ trở đi loài người nơi đây sẽ bắt đầu học về giáo lý chân thật”. ( Cổ Phật quyền năng, tr.170. Những điều dạy …).  Với tham vọng  ngông cuồng được làm người lãnh đạo tinh thần của thế giới, ông ta tìm mọi cách dẫm đạp truyền thống, phỉ báng các bậc cổ nhân thông thái. Các nhà văn hóa có ủng hộ quan điểm này không ?

5. Duy Tuệ vừa nấp bóng Phật để chiếm được lòng tin của Phật tử,  sau đó Duy Tuệ phỉ báng Phật và phủ nhận tất cả giáo lý Đạo Phật : không có nhân quả, không có giải thoát, không có quả báo, không có Niết bàn, không có Địa ngục ( Trích : Cổ Phật quyền năng).

Phật dạy sống Đạo đức, tỉnh táo, tự mình tinh tấn, chưa bao giờ dạy ai “mơ hồ về sự linh thiêng hão huyền”. Hàng tỷ  người đã vận dụng minh triết của Đạo Phật để thay đổi cuộc đời, biết sống đạo đức, từ thiện, an lạc, mạnh khỏe. Nếu không có ngọn cờ Từ bi của Phật kìm hãm sự tham lam, độc ác , ngu si, dối trá, thì con người còn đánh nhau đến người cuối cùng. Đó là công đức lớn lao với nhân loại được nhân loại đời đời Kính ơn Đức Phật.

Nhưng Duy Tuệ trắng trợn xuyên tạc : “ Các khái niệm này phóng chiếu  từ những kẻ hèn hạ mù lòa nhưng có tính lừa dối lanh lợi, bày đặt ra để dụ người ngu và người nhẹ dạ cả tin”. “ Nhân và quả thường được mô phỏng bởi kẻ ngu cho người ngu” ( Cổ Phật quyền năng ).  “ Không phải Phật là để người khác che dù che lọng đến cúng dường, lạy lục, nếu thế gọi là Phật điên”.( trang 299. Thông minh sâu thẳm).

Duy Tuệ ngang nhiên so sánh Phật với học trò của Duy Tuệ : “cô là Phật bán nước chè, có ai cấm Phật bán nước chè”. ”.(  Thông minh sâu thẳm). “ Ngoài ra, những điều Đức Phật thường rao giảng xưa nay là tạm thời cốt để cho mọi người yên tâm chứ chưa phải là cái cốt lõi.” ( Mở rộng tâm, trang 13). Những lời vô cảm bỉ ổi xuyên tạc Đức Phật  đã xác định Duy Tuệ không có một giọt yêu thương ai.  Người từ bi như Phật, ông ta cũng xuyên tạc phỉ báng, và người dân cũng chỉ là quân bài phục vụ tham vọng bá chủ của ông ta. Trong con người Duy Tuệ, là sự độc ác nham hiểm của phù thủy giả danh thày dạy thiền.   

Mặc dù Duy Tuệ nói đến tình thương, nhưng chỉ là lời vay mượn, bày biện lấy lòng tin.   Duy Tuệ không hiểu triết lý cao sâu của Phật về Tình thương, có “Từ Bi Hỷ Xả” mới biết thương người. Duy Tuệ giảng giải vòng vo về tình thương, nhưng quy định không được tin ai, không tin kiến thức, không tin chính suy nghĩ của mình. Nếu không tin ai, thì không thể thân ái  tương thông tương cảm, để mà thương người khác. Không có lòng tin, thì không thương ai cả. Các nhà văn hóa có ủng hộ quan điểm phỉ báng Phật của Duy Tuệ không ?

6.  Lợi dụng chiêu bài chống mê tín dị đoan, Duy Tuệ đặt điều xuyên tạc phỉ báng Đức Phật và các vị Thánh hiền. Nhưng chính Duy Tuệ là kẻ chủ mưu nhấn chìm con người vào  mê tín dị đoan, không được tin suy nghĩ của mình, đưa cái đầu cho  tà thuật điều khiển, “ không theo ý muốn hay quan điểm riêng được”. Chính Duy Tuệ giở trò tà thuật thôi miên, gây nên sự mê cuồng, mâu thuẫn, chia rẽ, vô văn hóa. Để cho “con người vô hình cung cấp cho chúng ta năng lượng minh triết để chúng ta ứng xử trong cuộc đời”. “ Chỉ  một cách duy nhất là nhớ tưởng tới con người vô hình ấy và đi chơi với Thầy”. (Trích bài giảng 094: Có một người vô hình luôn bên cạnh ) Các nhà văn hóa có ủng hộ cho Duy Tuệ dùng tà ma điều khiển con người  không ?

 7. Duy Tuệ  giả vờ tôn vinh Phật hoàng Trần Nhân Tông  để mọi  người nhầm  tưởng ông ta phục thiện, cho phép ông ta vào UNESCO, tuyên truyền cổ xúy cho ông ta.  Sau khi đã chiếm lĩnh lòng tin của một số người chức danh, và cơ quan truyền thông, ông ta nấp bóng đánh đồng tư tưởng ông ta với tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông, và công khai truyền bá  tư tưởng đen tối (1,2,3,4,5,6,7). Nhiều người đã vạch trần thủ đoạn xảo trá của Duy Tuệ. Các nhà văn hóa có thấy sự xảo quyệt của Duy không ?

Phương pháp Duy Tuệ đã được các cơ quan ban ngành nào của nhà nước kiểm chứng khoa học, được cơ quan nào xác nhận sự đúng đắn Duy Tuệ như họ tuyên truyền không ? Bộ văn hóa có chịu trách nhiệm về việc này không ?

Vì tương lai dân tộc xin quý web phattuvietnam.net làm rõ câu hỏi này cho nhân dân được biết. Xin trân trọng cám ơn.

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin