Chi tiết tin tức

Không thể tùy tiện sử dụng danh xưng tôn giáo để bỡn cợt

22:19:00 - 10/11/2020
(PGNĐ) -  Những ngày qua, dư luận và mạng xã hội lại thêm một lần nữa phản ứng gay gắt trước tiểu phẩm "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" đăng tải trên Tuổi Trẻ Cười - phụ san của báo Tuổi Trẻ. 

Theo đó, tiểu phẩm cười này được thực hiện bởi một tác giả ký bút danh Lacan Cacho, sản xuất trên trang điện tử Tuổi Trẻ Cười hôm 6-11-2020 (hiện đã gỡ khỏi trang điện tử này).

 

B83A5A23-AEEC-4208-92B0-B597D439C339.jpeg
Trích tiểu phẩm "Bị vợ đánh, lên núi méc thiền sư" hiện đã gỡ khỏi trang Tuổi Trẻ Cười

 

Mặc dù tiểu phẩm này không xuất hiện hình ảnh tu sĩ Phật giáo nhưng lại sử dụng thuật ngữ đặc trưng của đạo Phật (Thiền sư) để gọi tên cho nhân vật trong câu chuyện gây cười. Điều này được nhiều người nhận định là hành động cố tình lấy biểu trưng Phật giáo làm đối tượng bỡn cợt.

 

Với truyền thống Phật giáo và văn hóa của dân tộc, “Thiền sư” là danh xưng cao quý, gắn liền với các nhân vật lịch sử, các bậc cao Tăng.

 

Trong Phật giáo Việt Nam sử luận của tác giả Nguyễn Lang (bút danh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh), xuất bản trong nước và tái bản nhiều lần, “Thiền sư” là danh xưng được dùng phổ biến khi đề cập đến các nhân vật lịch sử Phật giáo với hàm ý những vị ấy đã thể nghiệm và thông tỏ Phật pháp.

 

Thiền uyển tập anh (Tinh tú vườn thiền), một bộ sử Phật giáo Việt Nam được hình thành sớm nhất cũng sử dụng từ “Thiền sư” khi nói đến các bậc danh công, thạc đức không chỉ trong Phật giáo mà còn đối với quá trình đấu tranh, vận động vì nền độc lập dân tộc, như Thiền sư Khuông Việt (933-1011), Thiền sư Vạn Hạnh (938-1018)…

 

Do vậy, dẫu với lý do gì, việc tùy tiện sử dụng định danh “Thiền sư” để đưa vào bối cảnh một tiểu phẩm gây cười như Tuổi Trẻ Cười đã làm là hành động không thể chấp nhận được, dù xét dưới bất cứ góc độ nào.

 

“Đó là thái độ coi thường văn hóa, khó có thể chấp nhận. Việc gán ghép tùy tiện trong truyện cười của tác giả Lacan Cacho được Tuổi Trẻ Cười duyệt đăng, có tính bỡn cợt, dù có ác ý hay không, nhưng khi xuất hiện trên một phụ san của báo Tuổi Trẻ thì có thể suy luận báo đang xem thường số đông người Việt yêu mến các giá trị văn hóa truyền thống, yêu quý và trân trọng tiếng Việt. Đấy là chưa nói đến số đông người có tín ngưỡng Phật giáo”, Tiến sĩ Phạm Văn Nga, giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định.

 

Hương Trà

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin