Di cốt hòa thượng đã chôn mấy chục năm mà không phân hủy
22:08:00 - 13/07/2014
(PGNĐ) - Đã gần 30 năm qua đi kể từ ngày tạ thế của Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, nhưng khi nhà chùa cải táng di cốt của ngài thì một điều kinh ngạc và đầy bí ẩn đã xảy ra: Phần di cốt này vẫn còn nguyên vẹn như lúc ngài còn sống dù đã qua 27 năm chôn vùi dưới đất.
Những hình ảnh đặc biệt lúc cải táng di cốt đại lão hòa thượng khiến tất cả mọi người
bàng hoàng vì sự bí ẩn
Di cốt chôn dưới đất gần 30 năm vẫn không tan rã
Chùa Long Bửu, tọa lạc tại thôn Xuân Vinh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) bấy lâu nay vẫn bình yên giữa vùng nông thôn và những cánh đồng trải dài ngút ngàn lộng gió, nhưng người dân ở đây không ai là không biết đến điều bí ẩn nằm dưới chân bảo tháp bằng đá cao nhất nhì đất Quảng Ngãi này. Ngọn tháp được xây dựng bằng đá, trong đó có chứa di cốt đặc biệt của cố Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, người từ lúc sống đến khi viên tịch đều để lại những sự kinh ngạc và kính phục đến không ngờ cho người dân nơi đây.
Chúng tôi tìm gặp Đại đức Thích Hạnh Khương, trụ trì chùa Long Bửu hiện nay để tìm hiểu về câu chuyện đầy bí ẩn liên quan đến di cốt đặc biệt mấy chục năm không tan rã mà người dân đồn đại râm ran thời gian qua. Đại đức Thích Hạnh Khương khẳng định: “Chuyện di cốt cố Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức được chôn cất dưới đất sau khi ngài viên tịch mà không tan rã như thông thường là có thật, nhưng đó là điều bí ẩn mà không ai có thể giải thích được!”. Trò chuyện với chúng tôi, Đại đức Thích Hạnh Khương kể lại sự việc đầy lạ lùng ấy với sự kính cẩn đặc biệt. Chuyện xảy ra đã hơn 3 năm qua, nhưng cả trụ trì chùa và người dân nơi đây cả nghìn người vẫn nhớ như in những hình ảnh về buổi cải táng di cốt đặc biệt ấy. Trong lúc trò chuyện, thi thoảng Đại đức Thích Hạnh Khương lại thốt lên những từ “quá lạ kỳ”, hay “sự bí ẩn không thể giải thích”.
Đại đức Thích Hạnh Khương kể lại, thời điểm ấy là vào 8h tối ngày 8-12-2010, tại chùa Long Bửu này, môn đồ pháp quyến cùng Phật tử địa phương đã trang nghiêm tổ chức buổi lễ khai quật và di dời hài cốt của cố Đại lão Hòa thượng Minh hạ Đức qua tháp mới sau 27 năm nằm ở đất lành. Nhưng khi phần đất được đào lên thì có một điều quá ngạc nhiên là di hài của ngài vẫn còn nguyên vẹn sau bao nhiêu năm chôn cất như thế. Đại đức Thích Hạnh Khương đã phải thông báo tạm dừng và lập hàng rào để người dân không kéo đến quá đông làm mất sự tôn nghiêm tại chùa.
“Điều lạ lùng ấy khiến mọi người không ngừng đặt câu hỏi rằng tại sao di thể của Đại lão Hòa thượng được chôn dưới đất mấy chục năm qua mà vẫn còn nguyên vẹn, trong khi áo quan bên ngoài bằng gỗ đã tan biến hết vào đất. Trong khi nơi chôn cất của ngài lại là khu vực hàng năm đều bị ngập nước. Bởi theo lẽ thường khi chôn cất xuống dưới đất lạnh một thời gian, thì da thịt sẽ phải tiêu biến đi, nhưng di cốt của Đại lão Hòa thượng này vẫn còn nguyên vẹn như lúc vừa mới chôn cất. Không những thế, quan tài đã tiêu biến hết, nhưng bộ cà sa và y phục ngài mặc vẫn còn nguyên vẹn như bình thường. Thân thể ngài lúc khai quật đã nằm nguyên trong đất, nhưng những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá. Toàn bộ di cốt của Đại lão Hòa thượng tỏa ra một màu vàng của y phục. Ngay cả phần xương sọ cũng một màu vàng kỳ lạ!”, Đại đức Thích Hạnh Khương chia sẻ.
Đại đức Thích Hạnh Khương lý giải rằng bởi đây như là một tấm gương sáng ngời về sự tu tập, có giá trị về thân giáo, một minh chứng có thật về sự nghiêm trì giới luật, niệm Phật vãng sanh, giáo hóa chúng sanh, là bậc mô phạm đạo hạnh trong tòng lâm mới có thể khiến thân thể vẹn nguyên như thế. “Khi còn sinh thời ngài thường hay trì tụng kinh Phổ Môn. Ngài đã phát nguyện trì tụng kinh Phổ Môn 500 biến, cho đến trước lúc từ giã cõi trần ngài vẫn tinh tấn trì tụng cho đến hết. Hình ảnh ban vui cứu khổ được thể hiện qua cử chỉ hành động của ngài, nhất là những đêm khuya khoắt khi mọi người đã yên giấc ngủ, có người đến cầu thỉnh ngài đi cứu bệnh. Ngài hoan hỷ đến ngay không một chút từ nan quản ngại. Kết quả bao nhiêu năm tu tập chuyên trì Niệm Phật và hoằng dương pháp môn Tịnh độ đã khiến hình ảnh nhục thân của ngài lưu lại đã làm cho hàng Tăng Ni Phật tử thật xúc động, làm cho tín tâm càng thêm kiên cố trên con đường tu tập giác ngộ giải thoát!”. Chính vì thế, nhiều chư tăng mới khẳng định, chỉ có những thiền sư cao cấp mới có thể rơi vào một vài trạng thái đặc biệt trước khi chết và tự gột sạch mình tới mức cơ thể không thể phân hủy.
Con người của những điều đặc biệt
Trò chuyện với chúng tôi, Đại đức Thích Hạnh Khương, trụ trì chùa Long Bửu hiện nay cũng tỏ ra kính phục vì những sự lạ lùng về cả lúc viên tịch cũng như thời điểm cải táng di cốt của Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức: “Trong đời tu tập của mình, chưa lần nào tôi thấy sự lạ kỳ đến như vậy. Sự việc kỳ lạ này ngay cả bản thân tôi cũng không thể giải thích được, chỉ biết rằng đó là việc đạt tới cảnh giới cao nhất trong quá trình tu tập của một vị hòa thượng. Việc các thi hài được bảo tồn nguyên dạng được nhiều người giải thích rằng quá trình ướp xác của tự nhiên, giống như quá trình ướp xác ở nhiều nơi trên thế giới và cả Việt Nam cũng có bao nhiêu năm qua. Ngoài ra, còn có giải thích cho rằng, các thi hài nguyên vẹn được là nhờ được xử lý bằng sáp mỡ và than bùn để khiến cho cơ thể giống như một loại xà phòng. Vẫn chưa có giải thích nào được công nhận để chứng minh cho việc xác các thiền sư không bị phân hủy như di thể của Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức, bởi khi ngài viên tịch không được tẩm ướp bất kỳ một hóa chất gì để gìn giữ cơ thể nguyên vẹn cả!”.
Đại đức Thích Hạnh Khương kể lại quá trình tu tập của Đại lão Hòa thượng Minh Hạ Đức rằng Hòa thượng Thích Minh Đức thế danh Nguyễn Khắc Dần sinh năm 1901 tại làng Hiệp Phổ (xã Đức Hạnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) trong một gia đình nho phong gia giáo. Từ thuở thiếu thời Hòa thượng đã tỏ ra đức tính từ hòa, tư chất thông minh. Ngài được thân sinh cho theo học nho văn, chẳng bao lâu ngài đã tinh thông những bộ sách căn bản của Nho học. Nhưng có lẽ do túc duyên nhiều đời chí xuất trần đã thôi thúc. Năm lên 17 tuổi ngài quyết chí xin song thân xuất gia tu học tại chùa Sắc Tứ Phước Quang (thuộc xã Phú Thọ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi). Suốt thời gian tu học ngài rất tinh cần trau dồi kinh luật. Ngài đã học thêm về ngành Đông y không ngoài mục đích cứu đời khai đạo. Ngài rành mạch về các môn trị liệu y phương minh, phương tiện giáo hóa. Ngài đã áp dụng thành công một cách rực rỡ. Lúc 33 tuổi, ngài được ban pháp hiệu là Thích Minh Đức.
Năm 1945 cùng với cả nước, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngài tham gia phong trào chống Pháp, gia nhập Đảng Lao động Việt Nam. Suốt thời gian này, Ngài phát triển ngành Đông y và thâu nhận môn đồ hàng đệ tử xuất gia hiện nay đều là các vị trụ trì các chùa ở các tỉnh. Năm 1957 Tổng hội Phật giáo Trung phần bổ nhiệm ngài trụ trì chùa Linh Phước - Đà Lạt thuộc chi hội Phật giáo Trại Mát. Ngài không bao giờ xao lãng việc nhiếp hóa độ chúng, trong những mùa an cư kiết hạ ngài dành nhiều thời gian để giảng dạy cho hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Ngài chú trọng nuôi dưỡng pháp môn tịnh độ, pháp trì danh niệm Phật. Và ngài thường nhắc nhở hàng xuất gia cũng như tại gia. Nghiêm trì giới luật, thể hiện đạo phong những nếp sống gương mẫu của các bậc Tăng già tiền bối! Đại đức Thích Hạnh Khương kính cẩn cho biết.
Cuối năm 1984 linh cảm của ngài dường như biết trước sự ra đi cho nên ngài rời chùa Linh Phước về lại tổ đình Long Bửu, Quảng Ngãi để cùng Tăng ni Phật tử chốn tổ đón một mùa xuân miên viễn nơi quê hương chốn tổ. Đêm 18 tháng Giêng năm 1985, ngài kêu gọi các hàng đệ tử xuất gia và tại gia của tổ đình Long Bửu quy tụ về để dặn dò lần cuối, di chúc lại cho chùa Linh Phước TP Đà Lạt, nhắn nhủ 13 điều khuyên người niệm Phật. Vào lúc 03h ngày 19 tháng Giêng năm Ất Sửu, nhằm ngày 8-02-1985, ngày buông hơi thở cuối cùng, xả bỏ báo thân thâu thần tịch diệt. Ngài trụ thế 84 năm và 51 hạ lạp. Môn đồ tứ chúng xây tháp để an trí nhục thân ngài tại khuôn viên tổ đình Long Bửu. Ngôi tháp mộ xây dựng đơn sơ trong hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ.
Cho đến nay vẫn không có một giải thích nào chứng minh thuyết phục hiện tượng bất hoại của vị thiền sư này. Sau sự việc này, nhà chùa đã quyết định không chôn cất lại mà đặt di hài của vị thiền sư vào một chiếc quan tài bằng đá có lồng kính đặc biệt trong một căn phòng đặc biệt dưới chân ngọn bảo tháp cao nhất nhì tỉnh Quảng Ngãi, để các tín đồ có thể chiêm ngưỡng được hình hài bất tử của vị tiền bối này.
Minh Ngọc
Nguồn: http://www.anninhthudo.vn/Di-thuong/Di-cot-hoa-thuong-da-chon-may-chuc-nam-ma-khong-phan-huy/559976.antd
|
- Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
Thiền học Luy Lâu không còn, và nên không còn được hiểu là khởi nguyên của Thiền học Việt Nam, mà là suối nguồn của Thiền học Việt Nam. Có lẽ Phật giáo Việt Nam cần trở về cội nguồn của Luy Lâu và Yên Tử để tìm thấy mình và bắt gặp lại niềm tin và tự hào lịch sử trước khi có thể mở ra hướng phát triển cho hiện tại.
- Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
"Nói đến cuộc sống là vô biên không thể kể xiết nào là vui buồn, khổ đau, hạnh phúc, mệt nhọc, sung sướng… nhưng điều tất yếu là ta phải biết nhận diện nó, để rồi chuyển hoá nó thì tự nhiên cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, thong dong hơn, đừng nói gì đến “Mỗi lần nêu ra một lần mới”. Ví như ban nãy tôi đang đứng giữa trời đất đưa tay chỉ bầy chim én bay lượn trên cao, tay vừa đưa lên thì chúng đã bay xa. Cho nên mỗi chúng ta đừng vội vàng đi tìm cầu mà hãy trân quý cuộc sống trong hiện tại cho thật thi vị nhiệm mầu". (Trích Tâm quán tình người, Thích Pháp Bảo)
- Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
Trong các loài hoa báo xuân thì mai là người gõ cửa, khi chỉ mới vào độ đầu tháng Mười một âm lịch đã thấy lác đác những nụ mầm bật lên, e ấp trong gió đông còn đang xám xịt giữa cô liêu rét buốt, ẩm ướt mưa phùn. Nhưng, phải đợi đến tận những ngày cuối tháng Chạp, mai mới ủ đủ nhựa cho một đợt mãn khai đón Tết đến, xuân về.
- Đôi dòng xúc cảm
Từng lời, từng câu, từng chữ trong bài: Đôi dòng xúc cảm của tác giả Minh Hà đều chất chứa biết bao tình cảm thiêng liêng của người viết. Nó dường như mang nặng trong lòng của những người con Phật về bốn ân to lớn trong đời sống của mình, đó là ân Quốc gia, xã hội; ân Sư trưởng; ân phụ mẫu và ân vạn loại chúng sinh. Từ đây, tác giả đã bước chân vào con đường đạo, từ bỏ mọi danh lợi thế gian, sống một đời sống phạm hạnh, tri túc thường lạc, với mong muốn giản dị là đem lại sự an vui và hạnh phúc mọi người.
- 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
- Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
Có một ngôi chùa, nhân vì thờ một xâu chuỗi Phật Tổ từng đeo mà nổi tiếng.
- Em nên đi tu hay lấy chồng?
Dù em là ai đi chăng nữa, nhưng trong em luôn có tâm thiện, sống có đạo đức thì đó chính là mình có hiếu với bố mẹ rồi. Nói chung, việc báo hiếu nó biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau em ạ. Chứ không phải đi tu là bất hiếu, và lập gia đình là có hiếu đâu em nhé.
- Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định:
- Bình an giữa cuộc đời
Bình yên không có nghĩa là đi đến một nơi không có tiếng ồn, không có khó khăn, không cực nhọc. Bình yên là giữa một không gian yên ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa buông trong thinh không làm tâm ta tĩnh lặng, dễ chịu. Bình yên là khi ta biết tìm về với Phật, tìm về nương náu dưới ngôi Tam Bảo để tu thân hành thiện, để cho cuộc đời mình sống có ý nghĩa hơn.
- Ăn và Đạo Pháp
Ăn cũng là một giải pháp của tiến hoá trong mục đích duy trì sự tuôn chảy của dòng sông sự sống vô hình, bằng cách các sinh vật phải chiếm đoạt sinh-khối của nhau để duy trì cuộc sống. Hiện tượng này tạo thành khái niệm sinh học về "chuỗi thức ăn" hoặc "tháp thức ăn" trong sinh quyển . Ăn là hiện tượng tự nhiên như nó là, ăn là một điều-kiện-tính của tồn sinh và ăn đã điều-kiện-hoá sự tồn sinh của mọi cá thể, mọi loài sinh vật.
|