Chi tiết tin tức

Hình tượng miếng da lừa và luật nhân quả nhà Phật

18:56:00 - 07/06/2015
(PGNĐ) -    Tôi là mọt sách, đọc nhiều lắm, đặc biệt thích văn chương Pháp bởi sự tinh tế của nền văn hóa lớn đồng thời bút pháp đầy mê hoặc của các văn hào là yếu tố hấp dẫn khó quay lưng.
Dòng văn học hiện thực Pháp có nhà văn lớn cuốn hút tôi: Ô.Banzac với một lọat tác phẩm lớn “phẫu thuật” xã hội Pháp đương thời một cách chi li và sống động thông qua rất nhiều nhân vật điển hình. Trong đấy hình tượng miếng da lừa trong tác phẩm cùng tên cứ ám ảnh tôi miên man bao nhiêu năm, đọc đi đọc lại vẫn không giải mã hết, một tảng băng chìm mà thiên tài văn chương đã tạo dựng khó bề thấu cảm rốt ráo, thế mới phục và mê. 
 
Một nhân vật trần tục giữa xã hội kim tiền, trong đoạn trường đau xót vô thường của đời sống bỗng được ân điển lớn: một tấm da lừa mầu nhiệm: anh ta muốn gì cứ nói với “hắn”, sẽ có ngay! Song, như mọi sự trên đời, có điều kiện: được cái gì đấy sẽ ngay lập tức trả giá bằng hình tượng tấm da lừa thu hẹp tương ứng cái được ở mức nào, ứng với sức khỏe mạng vận và sự thọ ngắn đi một mức nào đấy khít khao. Cao lương mỹ vị ư? Chuyện nhỏ. Mỹ nhân ư? OK. Danh vọng ư? Có ngay... Nhân vật cứ hưởng thụ ráo riết song không thỏa, và miếng da lừa cứ ngắn lại hẹp đi từng bước, có thể cảm được, anh ta đang “ăn” sự sống của mình. Và cái kết có lẽ dễ hình dung, nhân vật ấy kết thúc đời sống sau khi thỏa mãn hết nhu cầu này đến nhu cầu khác như cuộc chạt đến hố tử thần. Bi kịch.
 
Nội dung là vậy, nhưng ngòi bút lão luyện của Ô.Banzac làm thăng hoa hết thảy chi tiết, khiến người đọc “ép phê” lắm, ám ảnh khôn nguôi, đấy là thành công về văn chương. 

Thực ra hình tượng ấy không lạ, các nền văn học bác học và dân gian mọi dân tộc đều đề cập với những cách khác nhau: cây đèn thần ở Trung Đông, những viên ngọc ước trong văn học dân gian Phương Đông... Song chính Ô.Banzac mới làm tốt nhất công việc khái quát chân lý: không có gì tự nhiên sinh ra và mất đi, được – mất khăng khít nhau, nhân quả. 

Khi bé đọc tác phẩm ấy chỉ thấy hay, chính sau này tự ngẫm lời Phật mới để ý mối quan hệ giữa câu chuyện về tấm da lừa và lời Phật, thấy nhà văn phương Tây đã diễn giải theo cách riêng giáo lý Phật giáo, thuyết phục người đọc về nhân quả ở đời, về lòng tham và sự hữu hạn của đời sống. 

Nhà văn không hề sử dụng bất kỳ biệt ngữ tôn giáo nào, và chắc rằng trong bối cảnh đương thời, sự giao thoa văn hóa Đông- Tây chưa nhiều, Ô.Banzac có thể chưa hiểu nhiều về Phật giáo vốn được cho là của phương Đông, nhưng câu chuyện của ông, tư tưởng mà ông phát biểu qua hình tượng tấm da lừa và nhân vật đã là thuyết pháp hữu hiệu lời Phật, cho thấy giáo lý nhà Phật có ở mọi nơi, là chân lý đương nhiên không bị  ngăn cách bới khác biệt chủng tộc hay văn hóa. Nếu một Sư Thầy đem câu chuyện này phục vụ cuộc thuyết pháp về lý nhân quả hoàn toàn phù hợp, không hề khiên cưỡng. Mầu nhiệm của Phật pháp là thế, có ở mọi nơi, mọi lúc, không phân biệt không gian và thời gian. 

Khi “nghiên cứu” Phật pháp tôi còn rất thú vị với nội dung trong kinh điển: Bích Chi Phật có trước khi Phật ra đời, có nghĩa rằng Phật hiện thân để nói về chân lý, bản thân chân lý tồn tại khách quan. Có thể nói gì nữa? Với những ai không học vật lý, không hề nghĩ rằng trong không gian quanh mình đầy những chuyển động từ trường và sóng vô tuyến của các đài phát thanh, các trạm thu phát di động hay truyền hình.. Nhưng không vì thế mà các dạng vật chất ấy không tồn tại, anh có thấy hay không thì hoạt động thông tin liên lạc vẫn cứ diễn ra như thường, đấy là khách quan. Nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp có học và biết tới tư tưởng Phật giáo ở phương Đông hay không là một chuyện, việc ông ta phát biểu trùng tư tưởng nhà Phật là có, như đã nói.

Tư tưởng Phật giáo tồn tại khách quan vượt trên mọi phản bác hay phủ nhận chẳng do thần thông gì, đơn giản vì Phật đã thấy lẽ thật, mà sự thật thì tồn tại vĩnh cửu, vậy thôi.
 
Nhớ lại tác phẩm “Tấm da lừa” đã được đọc, miên mang nghĩ về lời Phật dạy.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
Ô Banzac, biết ơn ông đã viết hay như thế cho đời...

Nguyễn Thành Công (Theo PGVN)

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin