Chi tiết tin tức 3 khuyến cáo chặn đứng căn nguyên đột quỵ 19:13:00 - 01/04/2015
(PGNĐ) - Đột quỵ gây nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Theo các chuyên gia, hiểu đúng và chủ động phòng ngừa từ sớm với 3 khuyến cáo cơ bản dưới đây sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả nguy cơ.
Đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt, chân tay tê... liệu có phải là những dấu hiệu đột quỵ? Cách thức phòng tránh và điều trị thế nào để tránh tái phát?... Đó là những thắc mắc trong số hơn 700 câu hỏi độc giả gửi tới 4 chuyên gia thần kinh và tim mạch trong một tuần (từ ngày 19/3 đến ngày 26/3) diễn ra chương trình "Tư vấn về đột quỵ" trên VnExpress.
Bạn Trần Phương Thảo, 19 tuổi ở TP HCM trong thư gửi tới bác sĩ bày tỏ: "Cháu thường xuyên đau đầu. Có lúc, cơ đau chỉ ở phần nửa đầu, rồi điểm trên đầu nhưng có khi lan rộng ra cả đầu. Cháu hay bị chóng mặt nhất là những lúc đứng lên sau khi ngồi lâu. Những triệu chứng đó liên quan gì đến đột quỵ?". Cùng mối lo về đột quỵ, một độc giả nhờ chuyên gia giải đáp giúp: “Mẹ tôi 76 tuổi, bị cao huyết áp và mỡ máu. Mấy tháng nay mẹ tôi bị chóng mặt thường xuyên, nhất là những lúc chuyển tư thế, hoặc nằm cựa mình. Liệu như vậy có dẫn tới đột quỵ?”.
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM cho biết, đột quỵ có thể xảy đến với bất kỳ ai. Không chỉ là mối lo của người già, đột quỵ còn là sát thủ âm thầm, cướp đi tính mạng của cả người trẻ. Ông cũng nhấn mạnh, nhiều người lầm tưởng đột quỵ là trúng gió độc, nhiễm phong hàn, nhiễm lạnh đột ngột dẫn đến đột tử nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Đột quỵ trước khi khởi phát đã có một quá trình diễn tiến âm thầm và báo trước bằng những dấu hiệu nguy cơ liên quan đến bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, đau nửa đầu hay gánh chịu những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại như căng thẳng, stress, mất ngủ, lạm dụng rượu bia... Theo các chuyên gia, chức năng cơ thể suy giảm theo tuổi tác và những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại như trên làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (free radical). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với các tế bào máu và các yếu tố khác hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ não. Vì vậy, gốc tự do và xơ vữa mạch máu được xem là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng đột quỵ. Phòng ngừa sớm để ngăn chặn đột quỵ Là một trong 4 chuyên gia tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của độc giả, giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Thông cho biết chương trình nhận được khá nhiều thắc mắc của độc giả có người thân bị đột quỵ. Làm sao để phục hồi các di chứng nặng nề mà người thân của họ phải đối mặt sau đột quỵ như liệt nửa người, mất khả năng đọc viết, trí nhớ suy giảm? Giải pháp nào được coi là hữu hiệu nhất để ngăn chặn đột quỵ?. Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, đột quỵ là hậu quả tất yếu của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Đa số người dân còn thiếu kiến thức về phòng bệnh, lơ là cảnh giác và cho rằng đây là bệnh của những người già. Thậm chí, các quý ông còn có tâm lý chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của cơ thể và lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Các chuyên gia hàng đầu về đột quỵ đã nghiên cứu và đưa ra những cách thức đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đột quỵ dưới đây: Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, như tiêu thụ nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc sạch, các sản phẩm sữa ít chất béo, đồng thời tránh những thức ăn quá ngọt, béo, thịt chế biến sẵn, món ăn quá mặn… nhằm đảm bảo trọng lượng cơ thể, tránh các vấn đề về rối loạn mỡ máu Có kế hoạch làm việc hợp lý: Tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…để tránh làm sản sinh các gốc tự do - một trong những “sát thủ” nguy hiểm của mạch máu và tế bào thần kinh. Chủ động chăm sóc não bộ, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu: để dự phòng từ sớm trước nguy cơ đột quỵ não. Các hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, giúp phòng ngừa đột quỵ não. Đồng thời, với những bệnh nhân sau đột quỵ, hoạt chất sinh học từ Blueberry còn được chứng minh giúp hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa mới ở những mạch máu nuôi não khác, hạn chế tái phát và tăng khả năng chống gốc tự do của tế bào thần kinh, giúp chăm sóc não, hỗ trợ khôi phục trí nhớ sau đột quỵ. Hồng Anh
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |