Chi tiết tin tức 4 nguồn đạm thực vật an toàn với người bị dị ứng 21:18:00 - 03/06/2020
(PGNĐ) - Bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm thực vật giàu protein, thay thế cho thịt động vật; đặc biệt với người bị dị ứng đạm động vật. Đó là đậu lăng, đậu gà, hạt hướng dương và các loại đậu hạt khác.
Đậu lăng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu. 1 cốc đậu lăng nấu chín cung cấp 18g protein, 15g chất xơ (60% nhu cầu chất xơ hàng ngày).
Ngoài ra, đậu lăng còn chứa các chất chống oxy hóa như các vitamin nhóm B, magnesium, potassium, kẽm và sắt. Theo nghiên cứu năm 2017 phát hành trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Phân tử, bổ sung đậu lăng qua chế độ ăn giúp giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và ung thư.
Bên cạnh đó, trong đậu lăng còn có thành phần kháng vi sinh và hàm lượng prebiotic nuôi dưỡng các lợi khuẩn, tốt cho sức khỏe tiêu hóa, kháng viêm, tăng đề kháng - theo tạp chí Dinh dưỡng năm 2013.
2. Đậu gà
1 cốc đậu gà nấu chín chứa 14g protein, 12g chất xơ và các khoáng chất, vitamin khác. Do vậy, thường xuyên bổ sung đậu gà giúp cung cấp chất xơ, vitamin A, E, C, folate, magnesium, potassium và sắt cho cơ thể.
Nghiên cứu cũng cho thấy, người ăn đậu gà giảm được 53% nguy cơ béo phì, giảm chỉ số khối cơ thể.
3. Hạt hướng dương
Các nguồn thực vật chứa nhiều đạm như đậu phộng, hạt hạnh nhân, hạt dẻ hay hạt điều có thể gây dị ứng cho một số người. Tuy nhiên, hạt chia và hạt hướng dương không gây dị ứng, cũng là nguồn cung cấp đạm an toàn cho mọi đối tượng.
1 cốc hạt hướng dương cung cấp cho cơ thể 6g protein, 70% nhu cầu nhu cầu vitamin E hàng ngày cùng các dưỡng chất khác như: vitamin B6, folate, phosphorus, magnesium, kẽm, selenium, đồng và manganese.
4. Các loại đậu hạt
1 cốc đậu hạt các loại chứa khoảng 14g protein và 10g chất xơ bên cạnh potassium, sắt và calcium. Các loại đậu còn chứa nhiều polyphenol - chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, điều hòa đường huyết, chống ung thư, bệnh tim mạch và béo phì.
Lưu ý, các sản phẩm đậu đóng hộp có thể tiếp xúc với bisphenol A, hóa chất kim loại bao quanh vỏ hộp - có thể gây rối loạn chuyển hóa, trong đó có tiểu đường tuýp 2 và béo phì. Đây là phát hiện từ nghiên cứu năm 2017, trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Khoa học & Y tế công cộng.
Đức Hòa
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |