Chi tiết tin tức 5 cách hạn chế mất dưỡng chất khi chế biến thực phẩm 21:35:00 - 04/10/2020
(PGNĐ) - Chúng ta áp dụng nhiều phương thức chế biến và làm chín thức ăn; theo đó, một số cách chế biến được khuyến nghị nhiều hơn số khác vì giúp bảo tồn được dưỡng chất của thực phẩm sau khi chế biến.
Một bữa ăn ngon miệng nhưng thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự hoạt động khỏe mạnh của cơ thể chắc chắn là điều chúng ta không mong muốn. Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cách chế biến một số loại thực phẩm, vừa giúp bảo vệ dưỡng chất có trong thực phẩm vừa giúp món ăn ngon miệng.
1. Các loại rau củ
Đối với rau củ các loại, bạn nên làm chín với một lượng ít nước và đậy nắp nồi chứa trong quá trình nấu. Cách này giúp bảo vệ tối đa dưỡng chất trong rau củ.
Ngoài ra, rau củ cũng sẽ dễ dàng mất đi dưỡng chất khi thường xuyên hâm nóng. Bạn cũng đừng nên nấu rau củ quá chín vì hầu hết các loại rau củ đều có thể ăn sống.
2. Các sản phẩm bơ sữa
Các sản phẩm như sữa và sữa chua thường nhanh hỏng và mất đi các dưỡng chất quan trọng (calcium và protein). Khi làm nóng sữa, tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì có thể làm mất đi lượng vitamin B1 có trong sữa.
3. Các loại thân củ
Khoai tây và khoai lang cần được chế biến khác biệt so với các loại rau củ khác. Chúng ta nên để nguyên vỏ khi luộc khoai lang và khoai tây - cách này khiến các dưỡng chất “di chuyển” vào phần trung tâm của khoai. Đặc biệt, sau khi luộc chín bạn có thể ăn luôn phần vỏ khoai.
Trong trường hợp cần bỏ đi vỏ ngoài, hãy lưu ý bào thật mỏng phần vỏ cần bỏ đi, càng mỏng càng tốt bởi các dưỡng chất trong rau củ và trái cây chủ yếu tập trung ở phần sát vỏ. Nếu gọt vỏ trước khi luộc, chúng ta sẽ làm mất đi lượng vitamin C, B9,... trong khoai.
4. Tránh sử dụng baking soda
Baking soda là thành phần thường được sử dụng để giữ màu sắc rau củ và làm thực phẩm nhanh chín có thể làm mất đi lượng vitamin B1 và vitamin C trong thực phẩm.
5. Thực phẩm chiên
Hạn chế chiên thực phẩm ngập trong dầu ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài. Cách chế biến này có thể khiến cho protein trong thực phẩm bị đông lại và xơ cứng; đặc biệt ở mức nhiệt độ 650 độ C trở lên.
Để tránh mất đi độ ẩm của thực phẩm - khiến các dưỡng chất quan trọng bị bay hơi, bạn có thể bọc thực phẩm trong lá nhôm dùng trong chế biến thực phẩm. Cách này giúp giữ nhiệt cho thực phẩm và an toàn sức khỏe.
Đức Hòa
Bình luận
Gửi bình luận của bạn
|
Tin nhiều người đọc Danh bạ website Phật giáo Sự kiện - Hội thảo
Đăng ký bản tin |