Chi tiết tin tức

6 biểu hiện cho thấy cơ thể đang thừa đạm

22:28:00 - 26/04/2020
(PGNĐ) -  Chất đạm (protein) là một trong những thành phần dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày để cơ thể hoạt động khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, hấp thu quá nhu cầu đạm cần thiết sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.

 

thuc pham giau chat xo.jpg
Nhiều loại thực vật là nguồn cung cấp đạm và chất xơ tốt cho cơ thể - Ảnh minh họa

 

Tại sao cơ thể cần protein?

 

Chúng ta cần protein để có cảm giác no, có năng lượng hoạt động, hình thành và sửa chữa các cơ, xử lý các dưỡng chất và thúc đẩy khả năng đề kháng cho cơ thể,...

 

Protein cấu thành các amino acid, hình thành các khối mô cơ thể như cơ, mạch máu, tóc, da và móng. Chất đạm liên quan đến việc sản xuất các men và nội tiết tố giúp cơ thể hoạt động bình thường. 

 

Cơ thể cần bao nhiêu protein?

 

Có nhiều yếu tố để xem xét mức protein cần thiết mỗi ngày cho cơ thể chúng ta. Ví dụ, bạn cần tìm hiểu mức độ vận động và hoạt động tiêu hóa của cơ thể mình. Tuy nhiên, theo hướng dẫn chung của RDA, lượng đạm cần thiết cho nam và nữ khoảng từ 50-62g mỗi ngày. Với mức này, cơ thể sẽ không bị thiếu đạm.

 

Hấp thu quá mức protein có liên quan đến bệnh thận, táo bón và nguy cơ ung thư. Trong một số trường hợp, các chuyên gia gợi ý mức hấp thu đạm mỗi ngày ở nam là 140g và ở nữ là 110g. Mức hấp thu này cao hơn khuyến nghị của RDA nhưng vẫn được xem là trong giới hạn an toàn. 

 

Dưới đây là một số biểu hiện khi bạn hấp thu dư đạm:

 

1. Tinh thần bất ổn

 

Bạn dễ dàng cãi vã với người khác hay thường xuyên có cảm giác lo lắng. Khi hấp thu quá nhiều đạm, chúng ta có xu hướng không bổ sung đủ carb - đặc biệt là đối với chế độ ăn có mức carb thấp (low carb) hoặc chế độ ăn hàm lượng protein cao. Khi đó, hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, khiến trạng thái tinh thần bất ổn. 

 

Trong trường hợp này, bạn có thể cải thiện bằng cách bổ sung các carb phức hợp từ trái cây, sữa chua, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các carb tinh, ảnh hưởng xấu đến trạng thái tinh thần. 

 

2. Đầu óc không tỉnh táo

 

Bạn cảm thấy đầu óc mù mờ, luôn mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể do ăn nhiều đạm, thiếu lượng đường cần thiết cho não bộ.

 

Theo các chuyên gia, ăn nhiều đạm có nghĩa là chúng ta đang loại trừ carb trong chế độ ăn; trong khi đó carb lại là nguồn năng lượng chính của não bộ và nếu không có đủ mức đường cần thiết từ carb, chúng ta sẽ rất khó tập trung.

 

Do vậy, khi ăn vặt bạn cần lưu ý đến sự cân bằng giữa mức carb và protein đưa vào cơ thể, tránh hấp thu quá mức protein.

 

3. Tăng cân

 

Chế độ ăn có hàm lượng protein cao giúp thỏa mãn cơn đói. Tuy nhiên, nguồn đạm từ động vật lại luôn có thêm chất béo và calori; các dạng thực phẩm protein shake thường được cho thêm đường để làm tăng khẩu vị. Theo thời gian, mức calori tăng thêm này dù là đường, chất béo hay protein cũng khiến bạn tăng cân. 

 

Các chuyên gia khuyên nên hướng đến bữa ăn khoa học hơn bằng cách hấp thu thêm ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và trái cây. Bạn có thể ước lượng các nhóm dưỡng chất qua dĩa thức ăn của mình: ½ dĩa thức ăn nên là rau củ quả hay trái cây, ¼ là protein  và ¼ còn lại là tinh bột hoặc ngũ cốc nguyên hạt - là định lượng bữa ăn khỏe mạnh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. 

 

4. Bất ổn trong đại tiện

 

Giữ việc đại tiện đều đặn và ổn định giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm thiểu các bất ổn về dạ dày. Tuy nhiên, nếu hấp thu quá nhiều protein có thể làm cho việc đại tiện bị rối loạn. 

 

Chế độ ăn có quá nhiều đạm dẫn đến nguy cơ thiếu chất xơ từ ngũ cốc và rau củ - các chuyên gia nhấn mạnh.

 

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và đại tiện. Thiếu chất xơ, bạn dễ bị chứng táo bón và các bất ổn tiêu hóa khác. Do vậy, mỗi ngày cần hấp thu 25g chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả.

 

Ngoài ra, hàng ngày bạn có thể bổ sung probiotic hoặc các thực phẩm có chứa probiotic tự nhiên để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

 

5. Cảm thấy khát nước liên tục

 

Một biểu hiện khác của thừa protein là bạn cảm thấy liên tục khát nước. 

 

Hấp thu nhiều đạm khiến thận làm việc liên tục để loại thải mức protein thừa ra ngoài cũng như các nitrogen phế phẩm của quá trình chuyển hóa protein. Điều này khiến bạn đi tiểu nhiều lần và ảnh hướng xấu đến sức khỏe của thận.

 

6. Hơi thở có mùi khó chịu

 

Do ăn nhiều đạm, bạn có thể thiếu carb. Carb không đủ khiến não sử dụng nhiên liệu chất béo, sản xuất ra ketone - làm cho hơi thở có mùi khó chịu. 

 

Huệ Trần 
(theo Reader’s Digest)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin