Chi tiết tin tức

Ăn gì khi bị viêm họng?

21:44:00 - 31/10/2020
(PGNĐ) -  Món ăn mềm và dễ nuốt, ấm nóng sẽ hạn chế kích thích niêm mạc họng, đồng thời làm dịu cổ họng bị viêm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, biểu hiện đặc trưng là đau họng và có thể đi kèm các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, cảm, sởi. Bệnh viêm họng không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe song có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, thấp tim, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

 

viemhong.jpg
Mật ong, cam thảo có tác dụng giảm dần triệu chứng viêm họng

 

Khi mắc viêm họng, vấn đề ăn uống rất quan trọng do họng bị nóng rát, khó chịu, niêm mạc viêm của vùng họng có thể bị tổn thương khi ăn. Vì vậy, bác sĩ Hằng khuyến cáo người mắc viêm họng nên sử dụng thực phẩm mềm và dễ nuốt và đồ ăn, uống ấm để làm dịu cổ họng, ví dụ mì ống ấm, pho mát, bột yến mạch ấm, ngũ cốc nấu chín, cháo, rau nấu chín, khoai tây nghiền, sữa; ăn các món tráng miệng như gelatin, sữa chua hoặc sữa chua nguyên chất với trái cây xay nhuyễn, các loại nước ép như nước nho hoặc nước ép táo.

Người bệnh viêm họng nên tránh ăn các thực phẩm như bánh quy, bánh mì giòn, gia vị cay và nước sốt, nước ngọt, cà phê, rượu, khoai tây chiên, bỏng ngô, rau tươi sống. Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, cà chua và bưởi... có thể kích thích cổ họng và gây khó nuốt nhiều hơn.

Bác sĩ Hằng cũng khuyến cáo người bệnh uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối sinh lý, sử dụng máy tạo ẩm, dùng thuốc ngậm để giảm đau và ngứa họng. Các bài thuốc từ thiên nhiên như mật ong, cam thảo có tác dụng giảm dần triệu chứng viêm họng.

Viêm họng cấp tính rất phổ biến và rất dễ lây nhiễm, nhất là vào mùa lạnh. Bác sĩ Hằng khuyên nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa giảm nguy cơ mắc bệnh. Tránh tiếp xúc với người bệnh về đường hô hấp, bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hạn chế. Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích khác.

Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các bệnh viêm họng, mũi xoang, viêm amidan. Khi đi đường, nên đeo khẩu trang, giữ ấm vùng cổ họng vào mùa đông, tăng cường các loại nước ép trái cây. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Uống nước chanh mật ong, ăn tỏi, đồng thời tránh sử dụng chung thức ăn, đồ uống và tiếp xúc với người bệnh...

 

Chi LêVnExpress

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin