Chi tiết tin tức

Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm

17:00:00 - 11/05/2015
(PGNĐ) -  Nhiều nghiên cứu gợi ý rằng chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa dị ứng với thực phẩm.
 

suc khoe.jpg
Chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa dị ứng với thực phẩm - Ảnh minh họa

Theo nhà nghiên cứu miễn dịch Charles Mackay, Đại học Monash (Melbourne, Úc), vi khuẩn đường ruột có các men (enzyme) cần thiết để tiêu hóa chất xơ và khi các vi khuẩn này phân hủy chất xơ, chúng sản xuất ra những chất giúp ngăn chặn dị ứng thực phẩm.

Kết luận này được rút ra từ nghiên cứu trên vật thử. Các chuyên gia gợi ý rằng nếu kết quả này cũng giống như với nghiên cứu trên người thì sẽ thúc đẩy việc phát triển các loại vi khuẩn đường ruột có lợi để tránh tình trạng dị ứng thực phẩm.

Tại Hoa Kỳ có khoảng 15 triệu người bị dị ứng thực phẩm, con số này đã tăng lên khoảng 50% trong giai đoạn 1997 và 2011, theo tổ chức phi lợi nhuận về Dị ứng thực phẩm. Các nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng là đậu phộng, lúa mì, đậu nành, trứng, sữa, hải sản và cá.

Vẫn chưa rõ lý do tại sao các loại thực phẩm này lại gây dị ứng nhưng phần lớn các thực phẩm này không được tiêu hóa khi đến ruột. Tại đây, các hợp chất không được tiêu hóa đi từ đường ruột vào máu, nơi chúng có thể bị “nhận diện” bởi các kháng thể hoặc các tế bào đề kháng chuyên nhận biết những “kẻ xâm nhập”, theo Cathryn Nagler - nhà nghiên cứu dị ứng thực phẩm, Đại học Chicago.

Theo các chuyên gia, có thể chất xơ thúc đẩy sự tăng trưởng của một chủng vi khuẩn có tên là Clostridia giúp phân hủy chất xơ và các axit béo.

Một số yếu tố khác ngoài việc hấp thụ ít chất xơ dẫn đến dị ứng thực phẩm, trong đó có kháng sinh. Kháng sinh dùng trong nông nghiệp và trong điều trị viêm tai ở trẻ nhỏ làm tiêu hủy một số vi khuẩn trong ruột. Vì vậy, sự kết hợp giữa kháng sinh và chế độ ăn ít chất xơ có thể chính là nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu cho trẻ ăn đậu phộng thường xuyên từ lúc tuổi nhỏ thì lớn lên sẽ giảm được dị ứng với đậu phộng một cách đáng kể.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Live Science)

Nguồn: GNO

Bình luận
Gửi bình luận của bạn

Danh bạ website Phật giáo
Sự kiện - Hội thảo
  • Về Thiền học khởi nguyên của Phật Giáo Việt Nam
  • Giới thiệu sách - Tìm người trong hơi thở
  • Chuyện xưa... mai trắng Hà thành
  • Đôi dòng xúc cảm
  • 108 Lời tự tại – Nâng cao phẩm chất cuộc sống
  • Ai trộm chuỗi tràng hạt của Phật?
  • Em nên đi tu hay lấy chồng?
  • Trần Nhân Tông – đức Vua, Phật hoàng của dân tộc Việt
  • Bình an giữa cuộc đời
  • Ăn và Đạo Pháp

Đăng ký bản tin